Overthinking - Đời Vẫn “Xink” – Sách Tiếng Việt
FREE SHIPPING Cho Tất Cả Order Toàn Nước Mỹ, Úc Và Canada
Tặng Sách Chia Sẻ Từ Trái Tim Có Chữ Ký Của Thầy Pháp Hòa Cho Đơn Hàng Trên $200
Overthinking - Đời Vẫn “Xink”
Loading...
Loading...

Tags: HOTSALE , Nhà Xuất Bản Hà Nội , Thái Hà , Tiki Trading , Vương Thúy Quỳnh Anh

Overthinking - Đời Vẫn “Xink”

$22.99

$26.00

Cuốn sách Overthinking - Đời vẫn” xink” là tác phẩm của bác sĩ tâm lý In Hyun Jin, qua quá trình tư vấn và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân, cũng như từ chính câu chuyện của mình, và những câu chuyện mà tác giả nghe được để góp...

Cuốn sách Overthinking - Đời vẫn” xink” là tác phẩm của bác sĩ tâm lý In Hyun Jin, qua quá trình tư vấn và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân, cũng như từ chính câu chuyện của mình, và những câu chuyện mà tác giả nghe được để góp nhặt thành những bài học hữu ích cho những người luôn có những suy nghĩ “overthinking”.

Cuốn sách xoay quanh các phản ứng tự động vô thức tiêu cực trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi; cách giảm thiểu tác động của chúng cũng như phương pháp lựa chọn giúp bạn làm chủ cuộc đời mình. Nếu điều gì đó trong cuốn sách chạm đến trái tim bạn, hãy trân trọng và vun trồng cho hạt giống ấy.

Cuốn sách này dành cho:

- Những bạn trẻ là học sinh sinh viên ở độ tuổi đang trưởng thành.
- Nhưng cũng có thể ở những đối tượng lớn hơn, như người đi làm và đã lập gia đình.
- Bất kỳ ai muốn giảm bớt suy nghĩ tiêu cực trong đầu để sống vui vẻ hạnh phúc hơn.
Nội dung cuốn sách bao gồm 04 phần chính:
- Phần 1: Tại sao tôi lại suy nghĩ nhiều như vậy?
- Phần 2: Tại sao tôi bị ảnh hưởng bởi cảm xúc khó chịu?
- Phần 3: Tại sao cứ lặp lại hành vi khiến mình hối hận?
- Phần 4: Tại sao tôi lại dễ bị tổn thương và ảnh hưởng?

Trích đoạn sách:

Trong quá trình tham vấn tâm lý, tôi đã được gặp lại câu chuyện về đôi giày đỏ ngoài đời thực. Thân chủ của tôi dẫu đã ngoài ba mươi nhưng vẫn chưa thể độc lập về cả mặt tinh thần lẫn tài chính mà vẫn phải phụ thuộc vào mẹ. Một mặt muốn độc lập nhưng mặt khác, cô lại sợ sống một mình. Dẫu khó chịu khi bị mẹ bắt làm cái này cái kia nhưng cô cũng không dám lên tiếng bày tỏ suy nghĩ của mình. Và cuối cùng, cái giá phải trả chính là cô bị nghiện mua sắm trên mạng, dù mua xong chẳng buồn mở gói. Đống bưu kiện ngày một cao lên, lòng tự trọng của cô ngày một lao dốc. Cô cho rằng nguyên nhân của vấn đề nằm ở phía mẹ.

Nhân vật chính trong Đôi giày đỏ bị ám ảnh bởi đôi giày là vì “cơn đói tâm lý”. Càng không thể sống là chính mình, càng phải sống như những gì bà lão mong muốn, cảm giác thiếu thốn càng trầm trọng. Vì đôi giày đỏ đầu tiên đã bị đè nén trong vô thức nên cô thậm chí còn chẳng có thời gian để khám phá những đôi giày khác.

Những phản ứng theo thói quen trước kích thích như vậy được gọi là “phản ứng tự động”, cũng giống như chú chó của Pavlov chảy nước miếng khi nghe thấy chuông reo. Tất nhiên, chúng ta không phải động vật. Chúng ta là con người với suy nghĩ lý trí và lựa chọn hợp lý. Nhưng thực tế có thật là như vậy? Bạn nghĩ thế nào về điều này?Hãy thử nhớ lại xem, mỗi lúc bất an bạn thường có suy nghĩ gì, lúc tức giận bạn giải tỏa cảm xúc ra sao và khi rơi vào cô đơn bạn hành động thế nào. Mỗi lúc như thế, cách phản ứng của bạn có hợp lý, lựa chọn của bạn có đúng đắn hơn sau mỗi lần? Hay lần nào cũng vô thức bổn cũ soạn lại?

Phản ứng với kích thích là một điều hết sức tự nhiên. Nghe thấy tiếng động, ta sẽ hướng về phía phát ra âm thanh. Nghe lời không hay thì lòng thấy không vui. Đói thì sẽ đi tìm cái ăn. Gặp người mình thích thì nảy sinh thiện cảm. Chúng ta có một vài phản ứng tự động và máy móc như vậy đấy. Mỗi khi nảy sinh phản ứng tự động, ta thường suy nghĩ, cảm nhận và hành xử một cách vô thức.

Giả sử, một đứa trẻ mỗi khi đói đều nổi giận. Rõ ràng đói và nổi giận dường như không hề liên quan. Tuy nhiên vì lý do nào đó mà hai điều này được gắn với nhau, tình trạng “đói” dẫn đến phản ứng “nổi giận”, cứ thế lặp đi lặp lại, tới một lúc nào đó thì trở thành thói quen ăn sâu vào cơ thể. Những người xung quanh nếu không hiểu sẽ nghĩ đây là “đứa trẻ xấu nết” hay cáu kỉnh, nổi giận. Nếu người thân thiết thường xuyên phản hồi với đứa trẻ rằng: “Sao con hay nổi giận thế?”, nhiều khả năng đứa trẻ sẽ dần tự nhận định bản thân chính là như thế, và không cần biết có đói hay không, chỉ cần bị kích động nó sẽ phản ứng bằng cách nổi giận. Thành ra, dù lúc buồn bã hay trầm uất, đứa trẻ đều thể hiện ra thành tức giận. Như vậy nguyên nhân đã biến mất, chỉ còn kết quả ở lại hóa thành thói quen.

Phản ứng tự động có thể được coi là “thói quen” và không phải lúc nào cũng xấu. Khi có ý thức xây dựng thói quen tốt, bạn sẽ điều hòa được cuộc sống của mình. Những người có thái độ tôn trọng bản thân và người khác thường rộng lượng và giao tiếp tốt. Nhận thức được mình thường nhạy cảm với kích thích nào sẽ giúp ta kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Chúng ta không phản ứng tự động mọi lúc, mọi nơi. Phụ thuộc vào hoàn cảnh lớn lên, những gì trải qua khi trưởng thành, vết thương quá khứ, quá trình giao tiếp, cách thể hiện bản thân mà ta sẽ có phản ứng tự động tùy theo từng lĩnh vực. Đây cũng là một vấn đề tâm lý cần khám phá và tìm hiểu nếu bạn muốn làm chủ cuộc đời mình. Khi phản ứng tự động chiếm ưu thế, ta sẽ khó lòng làm chủ cuộc sống và có xu hướng tránh né những gì mình phải chịu trách nhiệm. Thay vì kiểm soát, ta lại bị suy nghĩ, cảm xúc và hành vi chi phối. Thay vì tập trung vào vấn đề, ta đổ lỗi cho người khác. Thay vì nỗ lực cố gắng, ta đổ tại năng lực yếu kém. Thay vì sống ở hiện tại, ta bị trói buộc trong quá khứ. Bởi vì phản ứng theo thói quen luôn đơn giản hơn tìm hiểu và đưa ra lựa chọn mới.

Carl Gustav Jung, người sáng lập ra trường phái tâm lý học phân tích, từng nói: “Trước khi vô thức biến thành ý thức, nó sẽ tiếp tục định hướng cuộc đời bạn, còn bạn gọi đó là số phận.”

Jung gọi việc sống như chính mình hay “quá trình hiện thực hóa bản thân” là “quá trình biến vô thức thành ý thức”. Vô thức là thứ rất khó để định nghĩa. Ta hay có cái nhìn tiêu cực về nó, nhưng tôi nghĩ ta nên loại bỏ định kiến này. Bởi vô thức là nơi ẩn chứa vô vàn tiềm năng to lớn mà ta chưa khám phá ra. Vậy làm thế nào để biến vô thức thành ý thức? Có thể phân tích giấc mơ hoặc thiền định để đi vào thế giới nội tâm, nhưng điểm chung của các phương pháp này đều là nhằm “hiểu biết sâu rộng hơn về bản thân”.

Đối diện với khó khăn, có người sẽ tiếp tục với cách làm cũ nhưng cũng có người sẽ tìm ra con đường mới. Những người tìm đến phòng tham vấn là những người bắt đầu từ “bản thân” để kiếm tìm đáp án. Họ sẵn sàng dành thời gian để học cách nhìn nhận chính mình một cách khách quan hơn. Vì vậy, tôi cho rằng đó là những người thực sự muốn phát triển bản thân.

Mục đích cuối cùng của tham vấn tâm lý là giúp thân chủ có thể “sống như chính mình” hay “sống như một cá nhân độc lập”. Cá nhân độc lập là người làm chủ được suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân. Họ biết bày tỏ suy nghĩ một cách hợp lý, chịu trách nhiệm về cảm xúc, cũng như hành động nhằm mang lại lợi ích cho bản thân và người khác. Đây chính là những người vẫn được gọi là “người trưởng thành”.

Từ góc độ tâm lý học, người trưởng thành là những người không “phản ứng tự động” trước kích thích bên ngoài và biết đưa ra “lựa chọn hợp lý” tùy theo hoàn cảnh. Họ có thể quyết định xem đây là việc nên tự mình xử lý hay nên nhờ người khác giúp đỡ, giờ là lúc nên tiến tới hay lùi lại. Họ thừa nhận sự khác biệt trong quan điểm và suy nghĩ, nếu chẳng may gây tổn thương cho người khác, họ nhất định sẽ chân thành xin lỗi. Họ chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân, không đẩy cảm xúc tiêu cực của mình lên người khác. Họ nỗ lực biến đây thành thái độ sống mặc định và cảm thấy thoải mái với lối sống ấy. Nguyên nhân là bởi họ tin tưởng chính mình cũng như tin tưởng người khác.

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Recently Viewed Products