Tags: Công ty CP Sách Bizbooks , HOTSALE , Nhà Xuất Bản Hồng Đức , Tiki Trading

Tâm Lý Học Tội Phạm - Nghệ Thuật Phát Hiện Lời Nói Dối

$29.99

$37.00

Giới thiệu sách Khoa học về tâm lý là rất khó, cảm xúc cá nhân mỗi người là khác nhau, ở thời điểm, thời kỳ...môi trường khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau. Việc nhận biết, phát hiện lời nói dối, đòi hỏi sự công phu và rất...

Giới thiệu sách

Khoa học về tâm lý là rất khó, cảm xúc cá nhân mỗi người là khác nhau, ở thời điểm, thời kỳ...môi trường khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau. Việc nhận biết, phát hiện lời nói dối, đòi hỏi sự công phu và rất nhiều kỹ năng.

Trong cuốn sách Tâm lý học tội phạm - Nghệ thuật phát hiện lời nói dối, tác giả chia sẻ những nguyên tắc cơ bản và quy trình kiểm tra nói dối, từ việc sử dụng máy phát hiện nói dối đến các kỹ thuật tâm lý để đánh giá độ tin cậy của lời nói. Cuốn sách không chỉ giải thích chi tiết về các chỉ số sinh lý được ghi lại trong quá trình kiểm tra, mà còn đưa ra những phân tính về tâm lý và hành vi của người nói dối.

Cuốn sách còn dẫn dắt người đọc qua nhiều câu chuyện và vụ án thực tế, minh họa cách mà các chuyên gia kiểm tra nói dối xử lý và giải quyết những tình huống phức tạp. Cuốn sách không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của máy phát hiện nói dối mà còn cung cấp những kỹ năng thực tiễn để nhận biết và đối phó với lời nói dối trong cuộc sống.

Tầm quan trọng của kỹ năng phát hiện nói dối
Tiền mặt trong két sắt của một công ty đã bị lấy trộm. Vì cả cửa ra vào, cửa sổ và két sắt đều không có dấu hiệu bị phá hoại, nên điều tra viên nghi ngờ là do nhân viên trong công ty đã thực hiện hành vi phạm tội trên. Qua điều tra, có năm người đủ điều kiện để lấy đi số tiền trong két sắt mà không ai hay biết. Vậy trong số năm người này, ai mới là kẻ trộm thực sự?

Thông qua bài Kiểm tra nói dối, người kiểm tra phát hiện nói dối có thể giúp các điều tra viên xác định được thủ phạm thực sự.

Trong một vụ án cố ý gây thương tích, bị hại cho rằng bản thân bị nghi phạm đả thương, trong khi nghi phạm lại nói rằng chính bị hại đã tự ngã dẫn đến thương tích. Không có bất kỳ nhân chứng nào tại hiện trường vào thời điểm xảy ra sự việc. Vậy thương tích của bị hại là do đâu mà có?

Thông qua bài Kiểm tra nói dối, người kiểm tra phát hiện nói dối có thể giúp tổ điều tra xác định được nguyên nhân thực sự gây nên những vết thương của bị hại.

Nhờ chuyên môn và nghiệp vụ, những vụ án mà không có bất kỳ mang mối nào cũng có thể phá giải, dựa trên việc khai thác tâm lý và hành vi của con người.

Tóm tắt nội dung

Nội dung cuốn sách Tâm lý học tội phạm - Nghệ thuật phát hiện lời nói dối

Cuốn sách gồm 5 chương, bao gồm:

Chương 1: Loại bỏ điều giả, giữa lấy sự thật: Mục đích của Kiểm tra nói dối
Trong phần này, tác giả đưa ra nội dung liên quan đến mục đích của việc kiểm tra nói dối trong tâm lý học tội phạm, nêu ra những nguyên tắc trong kiểm tra nói dối, đồng thời vạch trần những mánh khóe của những kẻ nói dối, đi kèm là những bài học về cảm xúc, tâm lý của những chueyen gia phát hiện nói dối để đưa ra những phán đoán tốt nhất.

Chương 2: Thái độ trong Phát hiện nói dối: Cần cẩn trọng càng cần cẩn trọng
Mọi chi tiết nhỏ đều có thể dẫn đến sai phạm. Nếu những chuyên gia bỏ qua những chi tiết nhỏ, rất có thể sẽ để lọt những tội phạm nguy hiểm. Trong phần này, tác giả đưa ra những câu chuyện để minh chứng cho việc những chi tiết nhỏ quan trọng thế nào

Chương 3: Logic chặt chẽ, tư duy kiểm tra nói dối
Phát hiện nói dối, cần nhiều hơn khả năng tư duy, logic, cũng như nhạy bén trong những bài kiểm tra nói dối. Những nội dung đặc sắc trong chương này bao gồm những câu chuyện và những nội dung về việc sàng lọc kiểm tra nói dối tinh vi, kiểm chứng những giả thiết, tránh những nhầm lẫn đến từ sự tự tin quá mức.

Chương 4: Không bỏ sót chi tiết nào: Sự đảm bảo cho phát hiện nói dối
Xây dựng một bộ quy trình kiểm tra tâm lý và phát hiện nói dối, như trò chuyện trước kiểm tra, thiết kế câu hỏi của người kiểm tra, phát hiện lời thú tội giả, kiểm tra lời khai của nhân chứng…

Chương 5: Học đi đôi với hành: Các khía cạnh khác của Phát hiện nói dối
Chương cuối cùng của cuốn sách tổng hợp những vấn đề liên quan và các kỹ năng đi kèm trong việc phát hiện nói dối như: kỹ thuật xác thực lời nói - một kỹ thuật tâm lý để đánh giá độ tin cậy của các lời nói; kỹ thuật biểu cảm.

Hãy cẩn trọng, những chi tiết thường bị bỏ qua có thể dẫn đến sai xót chí mạng trong kiểm tra nói dối

Trong cuốn sách có đưa ra một vụ án thế này:

Một vụ án giết người xảy ra ở một ngôi làng, hung thủ đột nhập và bị bà cụ phát hiện, kẻ đó đã giết bà cụ và bỏ lại hung khí là một cây rìu.

Tổ điều tra đã xác định được đối tượng bị nghi ngờ lớn nhất, nhưng anh ta không thừa nhận. Người kiểm tra nói dối đã soạn 1 bộ câu hỏi, mục đích là kiểm tra các chỉ số sinh lý có sự thay đổi khác thường hay không để kết luận. Theo lý thuyết, nếu 1 người nói dối, chỉ số của anh ta sẽ thay đổi

Nội dung cụ thể của mục kiểm tra đó như sau:

Anh có biết công cụ gây án của hung thủ là gì không?

Đó có phải là gậy không?

Đó có phải là dao găm không?

Đó có phải là rìu không? (Câu hỏi mục tiêu)

Đó có phải là dao làm bếp không?

Đó có phải là búa không?

Đó có phải là hòn đá không?

Nếu là hung thủ, anh ta chắc chắn phải biết hung khí mà hắn đã dùng là một cây rìu. Những người vô tội sẽ không biết về tình tiết này và dĩ nhiên, các chỉ số sinh lý của họ sẽ không có sự thay đổi đáng kể khi nghe đến những công cụ gây án trên. Tuy nhiên, các chỉ số sinh lý của người bị kiểm tra đã xuất hiện những phản ứng khác thường khi anh ta trả lời câu hỏi “Đó có phải là rìu không?". Từ kết quả mục kiểm tra này, có thể thấy người bị kiểm tra biết rất rõ công cụ gây án của hung thủ là một cây rìu.

Tất cả các phân đoạn của mục kiểm tra này từ biên soạn câu hỏi đến kiểm tra, cho đến kết luận cuối cùng dường như đều không có bất kỳ sai sót nào. Tuy nhiên, trên thực tế, người bị kiểm tra không phải là hung thủ thực sự. Vậy rốt cuộc là sai ở đâu?

Thực chất, cái sai của mục kiểm tra này đến từ một chi tiết tưởng chừng như không hề có mối liên hệ trực tiếp nào đến việc kiểm tra nói dối của vụ án này. Đó chính là nghề nghiệp của nghi phạm. Nghề nghiệp của nghi phạm yêu cầu anh phải thường xuyên tiếp xúc với các loại rìu khác nhau. Chính vì vậy, khi người kiểm tra hỏi về "gậy, dao làm bếp, cục đá, búa, rìu,...", mặc dù nghi phạm không phải hung thủ, anh vẫn có những phản ứng định hướng mạnh mẽ khi nghe thấy từ "rìu". Nhưng phản ứng định hướng này bắt nguồn từ phản ứng theo thói quen được hình thành trong quá trình tiếp xúc với các loại rìu hằng ngày của nghi phạm chứ không phải từ dấu vết tâm lý phạm tội của kẻ thủ ác.

Đây là lời nhắc nhở cho các chuyên gia phát hiện nói dối rằng trong quá trình kiểm tra, cần phải xem xét đến nhiều yếu tố. Các chuyên gia phát hiện nói dối luôn phải dùng cách thức tư duy của thí nghiệm tâm lý học, thông qua việc phân tích cụ thể từng trường hợp, kiểm tra nói dối để làm rõ những sai sót trong thí nghiệm và giải quyết hiệu quả những sai sót khác.

Nếu bạn muốn khám phá nhiều hơn về bộ môn tâm lý học và nghệ thuật phát hiện nói dối, cuốn sách này sẽ dẫn bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, và hiểu được rất nhiều những kiến thức về nói dối cũng như áp dụng trong cuộc sống.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Recently Viewed Products