Tags: Nhà Xuất Bản Thế Giới , Thái Hà
Có Nên Khám Sức Khỏe Định Kỳ _Tha
- Tác giả: Wada Hideki
- Thể loại: Sách Y Học
- Availability: In Stock
$18.99
Có Nên Khám Sức Khỏe Định Kỳ Ở Nhật, thường có ba loại khám sức khỏe: khám sức khỏe tại nơi làm việc, khám sức khỏe tổng quan, khám ung thư tập trung. Nhưng theo nghiên cứu và tìm hiểu của các tác giả, khám sức khỏe không những không...
Ở Nhật, thường có ba loại khám sức khỏe: khám sức khỏe tại nơi làm việc, khám sức khỏe tổng quan, khám ung thư tập trung. Nhưng theo nghiên cứu và tìm hiểu của các tác giả, khám sức khỏe không những không có lợi mà còn gây ra nhiều tác hại. Ví dụ, một người đang khỏe mạnh, sau khi kiểm tra sức khỏe lại phát hiện ra mình bị “ung thư” hoặc “cao huyết áp”, vậy là suốt phần đời còn lại, người đó sẽ phải phụ thuộc vào thuốc. Họ sẽ phải trải qua đau đớn trên bàn mổ hoặc bị mất ngủ, chán nản do trầm cảm…
Theo chia sẻ của tác giả Kindo Makoto thì Ở Nhật, người dân thường có ba loại khám: khám sức khỏe tại nơi làm việc, khám sức khỏe tổng quan và khám ung thư tập trung. Đây chỉ là “thói quen kỳ lạ” của riêng nước Nhật và buồn thay, điều đó lại làm rút ngắn tuổi thọ. Đôi khi, một người đang khỏe mạnh, kiểm tra sức khỏe xong lại phát hiện ra mình bị “ung thư” hoặc “cao huyết áp”, vậy là suốt phần đời còn lại, người đó sẽ phải phụ thuộc vào thuốc. Họ có thể phải trải qua đau đớn trên bàn mổ hoặc bị mất ngủ, chán nản do trầm cảm. Tôi chỉ chốt lại một câu: Thật là trớ trêu. Tôi, với tư cách là một bác sĩ, suốt 40 năm qua, không đi khám sức khỏe định kỳ.
Và tác giả Wada Hideki thì cho rằng: Đối tượng thương mại của ngành y tế hiện nay không chỉ là thế hệ người cao tuổi, mà là cả lớp người trên 40 tuổi đến trên 50 tuổi, những người bắt đầu cảm nhận sự lão hóa của bản thân. Bắt buộc khám sức khỏe định kỳ, bắt buộc phải giảm béo. Họ bị những “chỉ số bình thường”, “chỉ số tiêu chuẩn” phiền phức thôi thúc phải đề ị. Tất cả những điều này là cái bẫy nhằm sản xuất hàng loạt “bệnh nhân” tạo ra lợi nhuận. Các bạn nên ghi lòng tạc dạ rằng, rất có thể, khám sức khỏe định kỳ lại là điểm khởi nguồn cho bất hạnh.
Trong cuốn sách “Có nên khám sức khỏe định kỳ” các tác giả mô tả thực trạng khám sức khỏe tại các nước Âu Mỹ và mặt tối của hoạt động khám sức khỏe định kỳ tại Nhật. Bên cạnh đó, độc giả cũng sẽ hiểu thêm về hoạt động khám sức khỏe, những nhầm lẫn cùng các sự thật “khó chịu” của hoạt động này tại Nhật Bản để từ đó có cái nhìn đa chiều và có cho mình quyết định sáng suốt.
MỤC LỤC:
Chương 1: “Cơ chế con rối”: Những người khám sức khỏe định kỳ “thường” chết sớm
Chương 2: Tại Âu-Mỹ, nhận thức chung là “khám sức khỏe và khám ung thư dường như đều không có hiệu quả”.
Chương 3: Các kiến thức thông thường về sức khỏe toàn là sai lầm
Chương 4: Sùng bái “chỉ số bình thường” một cách dị thường tại Nhật
Chương 5: Sự thật “khó chịu” xung quanh việc khám sức khỏe
Chương 6: Điều quan trọng hơn cả chỉ số kiểm tra hay kết quả khám định kỳ
Trích đoạn sách:
Lý do thật sự của việc tôi, với tư cách là một bác sĩ, 40 năm nay không khám sức khỏe định kỳ
Đã hơn 40 năm kể từ sau thời kỳ làm bác sĩ thực tập của bệnh viện trực thuộc Đại học Keio, tôi chưa từng khám sức khỏe định kỳ tại nơi làm việc, hoặc khám tổng quan, khám ung thư (từ đây gọi chung là “khám sức khỏe”).
Từ góc độ y học mà nói, tôi cho rằng “khám sức khỏe là không nên”. Tôi quyết định cả đời không đi khám sức khỏe, bởi tôi hiểu ra rằng khám sức khỏe có nguy cơ thành ra bệnh tật thật sự và dẫn tới chết sớm.
Tại các nước Âu-Mỹ, việc khám sức khỏe định kỳ tại nơi làm việc hay khám tổng quan đều không tồn tại.
Một lý do khác khiến tôi nghĩ rằng không nên khám sức khỏe định kỳ là: tôi biết về kết quả “thực nghiệm so sánh” liên quan tới các mục kiểm tra. Thực nghiệm này được thực hiện trên đối tượng là người khỏe mạnh và được chia làm hai nhóm. Một nhóm tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ và nhóm còn lại thì không kiểm tra. Sau đó so sánh kết quả hai nhóm.
Dựa trên thực nghiệm so sánh đó, kết quả của các xét nghiệm được thực hiện trong các cuộc kiểm tra sức khỏe đều bị phủ định. Một số thực nghiệm còn cho thấy tỷ lệ tử vong tăng lên. Khi nghiên cứu báo cáo kết quả thực nghiệm, tôi đã nghĩ việc khám sức khỏe định kỳ là không nên.
Khi tìm hiểu thêm, tôi thấy ở Âu-Mỹ không có chế độ khám sức khỏe định kỳ và khám tổng quan.
Vậy lý do là gì?
Các nhà chuyên môn và các cơ quan hành chính tại các nước Âu-Mỹ cũng từng có suy nghĩ rằng “Phải chăng khám sức khỏe định kỳ có giúp người khỏe mạnh cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ hơn?”.
Tuy nhiên, theo thông lệ ở các nước Âu-Mỹ, trước khi thực thi khám sức khỏe định kỳ như một chính sách công, người ta sẽ tiến hành các thử nghiệm so sánh để xác nhận xem liệu nó có thực sự cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ hay không. Do đó, các thực nghiệm so sánh như khám sức khỏe tổng quan được tiến hành tới tận 14 lần (tổng số người từng tham gia thực nghiệm khoảng 180.000 người), nhưng kết quả là “không có hiệu quả”. Thế nên, cho đến nay, việc khám sức khỏe định kỳ tại nơi làm việc và khám sức khỏe tổng quan vẫn không được thực thi.
Thông tin tác giả:
Kondo Makoto: Sinh năm 1948 tại Tokyo. Ông tốt nghiệp khoa Y, Đại học Keio năm 1973. Từ năm 1979 đến năm 1980, ông du học tại Mỹ. Từ năm 1983, Kondo Makoto làm giảng viên tại khoa X quang, Đại học Keio. Ông được biết đến với liệu pháp đề ị ung thư bảo tồn vú. Kể từ năm 1996, sau khi phát hành ấn phẩm Bệnh nhân ơi, đừng đấu tranh với ung thư (Nhà xuất bản Bungeishunju), ông đưa ra hàng loạt đề xuất trong giới y học. Ông nhận giải thưởng Kikuchi Kan lần thứ 60 vào năm 2012. Năm 2013, Kondo Makoto đã thành lập Viện Nghiên cứu Ung thư Kondo Makoto – Phòng khám Ý kiến thứ hai.
Wada Hideki: Sinh năm 1960 tại Osaka. Ông mở Phòng khám tâm trí và cơ thể Wada Hideki. Ông cũng giữ vai trò là giáo sư khoa sau Đại học của Đại học Phúc lợi và Sức khỏe Quốc tế, cố vấn Khoa Tâm thần tại Bệnh viện K Saiwai và giảng viên bán thời gian cho Khoa kinh tế của Đại học Hitotsubashi. Sau khi tốt nghiệp Khoa Y, Đại học Tokyo năm 1985, ông là trợ lý tại Khoa Tâm thần và Thần kinh của Bệnh viện nghiên cứu và đào tạo bác sĩ trực thuộc Khoa Y, Đại học Tokyo; sau đó sang Mỹ và trở thành nghiên cứu sinh quốc tế tại Trường Tâm thần học Menninger.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....