Tags: Saigon Times Group , Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn Kỳ Số 38-2024

$15.99

Số 38-2024: Lòng vị tha, cốt lõi của một nền ‘kinh tế tích cực’ (KTSG) – Khi nghe cụm từ “vị tha”, nhiều người trong chúng ta liên tưởng ngay đến những hoạt động từ thiện. Nhưng lòng vị tha không chỉ là từ thiện, mà xa hơn, nó bao...

Số 38-2024: Lòng vị tha, cốt lõi của một nền ‘kinh tế tích cực’

(KTSG) – Khi nghe cụm từ “vị tha”, nhiều người trong chúng ta liên tưởng ngay đến những hoạt động từ thiện. Nhưng lòng vị tha không chỉ là từ thiện, mà xa hơn, nó bao trùm lên từ thiện. Từ thiện xuất phát từ lòng từ bi, thương cảm và hành động của nó có thể mang tính bộc phát, nhất thời. Từ thiện là hành động, vị tha là đặc tính của tình thương. Từ thiện chỉ là một trong những hành động biểu hiện lòng vị tha.

Bài kiểm tra về ứng phó với biến đổi khí hậu (mục Ý kiến): Thiệt hại do thiên tai, bão lũ là điều không thể tránh được, nhưng nếu biết thích ứng với tự nhiên thì vẫn có thể giảm thiểu thiệt hại, nhất là về nhân mạng.

Bão số 3 và biến đổi khí hậu (An Nhiên): Bão số 3 và hoàn lưu bão cướp đi nhiều tính mạng và tài sản, để lại những vết thương quá lớn cho nhiều gia đình, cho các địa phương, cho những cánh rừng, cho cả nền kinh tế… Ứng phó với biến đổi khí hậu, do đó, không còn chỉ là khẩu hiệu, mà cần cụ thể hóa thành hành động chính sách ở mọi cấp độ.

Bất cập chính sách thuế trong đóng góp khắc phục thiên tai (Thái Mạnh Cường): Cơn bão số 3 (Yagi) đi qua để lại nhiều hậu quả nặng nề cho các tỉnh miền Bắc. Vấn đề đóng góp ủng hộ khắc phục hậu quả cơn bão không chỉ nổi lên với câu chuyện “sao kê” mà còn ở các hồ sơ để người nộp thuế có thể thuận lợi ghi nhận các khoản đóng góp vào chi phí hay giảm trừ khi tính thuế.

Nhìn nhận lại nền kinh tế Việt Nam sau trận bão Yagi (Hoàng Hạnh): “Việt Nam cần có những chuyển đổi căn bản trong nền kinh tế để ứng phó hiệu quả với thiên tai và biến đổi khí hậu. Những chuyển đổi này không chỉ là sự lựa chọn mà là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ cuộc sống của người dân”, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Hiểu đúng và đủ để ứng phó hiệu quả với CBAM (Cẩm Hà): Đa số doanh nghiệp vẫn chưa hiểu đầy đủ và chính xác về cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Liên minh châu Âu (EU). Điều này dẫn tới lo lắng thái quá hoặc chuẩn bị ứng phó không hiệu quả.

Thị trường bất động sản và bài toán điều chỉnh giá đất (Nguyễn Thị Nhung): Sau khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, các địa phương trên cả nước đang phải đối mặt với bài toán điều chỉnh bảng giá đất sao cho phù hợp với quy định mới và thực tế thị trường, một nhiệm vụ phức tạp với nhiều thách thức pháp lý cùng phản ứng trái chiều từ các bên liên quan.

Đô giảm, vàng tăng và phản ứng của chính sách tiền tệ (Triệu Minh): Những ngày trước cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), trong khi giá vàng được hỗ trợ liên tục leo cao thì ngược lại giá đô la Mỹ chìm sâu. Liệu chính sách tiền tệ trong nước sẽ phản ứng ra sao trước diễn biến này?

Ứng dụng AI trong khu vực công: Từ Làng Nủ đến giá trị chung của loài người (Nguyễn Đức Lam)Ứng dụng AI trong khu vực công không chỉ đơn thuần là vấn đề công nghệ, mà còn đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng về các vấn đề đạo đức, xã hội, tự do, pháp quyền. Việc sử dụng AI một cách thông minh, có trách nhiệm sẽ giúp tận dụng được tiềm năng của AI, tạo ra một khu vực công hiệu quả, công bằng, minh bạch.

VN-Index chờ đón nhiều thông tin quan trọng! (Thanh Thủy): Với TTCK Việt Nam, tuần này sẽ là một tuần có nhiều thông tin quan trọng được công bố bao gồm: kết quả cuộc họp chính sách của Fed, phiên đáo hạn phái sinh vào thứ Năm và hoạt động tái cơ cấu danh mục vào thứ Sáu. Trong bối cảnh đó, sẽ rất khó để kỳ vọng dòng tiền trong nước sẽ hoạt động mạnh trở lại.

Thiệt hại do bão – Nhà đầu tư thoát hàng nhưng sẽ sớm tìm kiếm cơ hội ở nhóm ngành hưởng lợi (Triêu Dương): Khi các điều kiện vĩ mô đang cải thiện, những ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão và hoàn lưu sau bão Yagi đang khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại và quyết định thoát hàng. Tuy nhiên, dòng tiền có thể sẽ sớm tìm kiếm cơ hội ở những nhóm ngành được kỳ vọng hưởng lợi từ quá trình tái thiết sau bão.

“Ông lớn” ngành nhựa có tỷ suất cổ tức hấp dẫn! (Bình An): Một yếu tố khá hấp dẫn khi đầu tư vào cổ phiếu BMP của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh là công ty này duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức khá cao, đặc biệt kể từ năm 2018 sau khi được SCG Thái Lan mua lại.

Ngành phân bón bước vào giai đoạn ổn định (Lê Hoài Ân – Đặng Phú): Mặc dù sự ổn định của giá phân bón hiện tại là điều đáng mừng, nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu sự ổn định này có thể kéo dài trong bối cảnh nhu cầu phân bón vẫn đang tăng cao hay không. Nhu cầu này chủ yếu được thúc đẩy bởi giá gạo xuất khẩu cao và các yếu tố thời tiết bất thường trong khu vực.

Số lượng tài khoản mở mới tăng kỷ lục tại sao thanh khoản vẫn thấp? (Trịnh Duy Viết): Dòng tiền chứng khoán vẫn cầm chừng khi nhà đầu tư tiếp tục quan sát các diễn biến kinh tế và động thái của khối ngoại. Thị trường chứng khoán cũng đang phải cạnh tranh với các kênh đầu tư khác trong việc thu hút dòng vốn ngắn hạn.

Sửa Luật Chứng khoán: tiếp tục “nắn” thị trường trái phiếu doanh nghiệp? (Lưu Minh Sang): Sau nhiều biến cố, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang được nắn chỉnh để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư. Sắp tới, Luật Chứng khoán sẽ được sửa đổi và được dự liệu tiếp tục có các biện pháp siết chặt thị trường này về mặt kỹ thuật.

Sử dụng đất kết hợp đa mục đích – liệu có khả thi? (Thân Trọng Lý – Ngô Đức Thịnh – Lê Thị An): Chế độ sử dụng đất kết hợp đa mục đích đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển bền vững tài nguyên đất. Đây là một quy định mới và tiến bộ của Luật Đất đai 2024. Quy định này giúp phát huy tối đa tiềm năng và hiệu quả sử dụng đất, khuyến khích đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế mới qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Người ảnh hưởng trẻ em – đến lúc luật pháp phải can thiệp (Lê Thiên Hương): Các nhà làm luật ngày càng lo ngại về các nguy cơ khi trẻ em phải “lao động” trên mạng xã hội và hình ảnh được chia sẻ quá mức.

Doanh nghiệp Việt đủ sức đeo đuổi lợi nhuận và tạo tác động xã hội? (Ricky Hồ): Những câu chuyện doanh nghiệp khai phá thị trường, tìm kiếm lợi nhuận đang diễn ra hoặc là rất êm ả hoặc rất mãnh liệt, hay âm thầm hoặc công khai ở Việt Nam.

Để giảm thiểu nguy cơ sạt lở vùng đồi núi Việt Nam (Lê Anh Tuấn): Sạt lở được xem là một trong những nguy cơ gây nhiều thương vong cho con người, phá hoại tài sản, công trình hạ tầng, thiệt hại lớn về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và thay đổi xấu cho cấu trúc tự nhiên và tàn phá hệ sinh thái nghiêm trọng ở nước ta.

Lòng vị tha, cốt lõi của một nền “kinh tế tích cực” (Quang Hà): Nói đến kinh tế tích cực là hàm ý có một nền “kinh tế tiêu cực”, nơi đó sự tăng trưởng phải đòi hỏi quá nhiều hy sinh, như hủy hoại môi trường, gây mất niềm tin và bất bình đẳng xã hội.

Trò chơi điện tử: không còn là trò giải trí vô bổ (Amy Nguyễn – Hữu An): Từ thân phận “kẻ tội đồ”, video game đã dần trở thành một chìa khóa mới được Chính phủ Trung Quốc sử dụng để mở ra một kỷ nguyên đột phá đổi mới công nghệ. Tương tự tại Việt Nam, game từ chỗ bị coi là trò giải trí vô bổ đã trở thành một ngành công nghiệp đáng kể, với doanh thu vượt qua con số 500 triệu đô la và đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á.

Smartphone đi vào, sự tập trung đi ra (Nguyễn An Nam): Muốn cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để nâng cao chất lượng giáo dục và hạn chế những hệ lụy ngoài kiểm soát từ ngay trong nhà trường, thì chính nhà trường cũng phải tạo nên một hệ thống sư phạm coi trọng nền tảng kiến thức, sự nghiêm túc trong hoạt động dạy học và chấn chỉnh phương thức truyền đạt, đánh giá học tập mang tính thực chất, thực tế.

Người dân phải được hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm thiên tai từ nhỏ (Song Nghi): Vụ cả thôn Kho Vàng với 115 người dân ở tỉnh Lào Cai chuyển lên chỗ cao ngay trước khi vụ sạt lở chôn vùi nhà cửa của họ diễn ra phần lớn nhờ vào sự phán đoán đúng và quyết định kịp thời của vị trưởng thôn Ma Seo Chứ. Vụ thoát hiểm trong gang tấc này cho thấy, kiến thức và kỹ năng thoát hiểm sẽ giúp người dân chủ động tránh được thảm hoạ do thiên tai gây ra.

Chuyện “chữa lành” ở môi trường đại học (Trúc Nhã): Từ khóa “chữa lành” đã trở thành xu hướng của giới trẻ Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đã đến lúc câu chuyện này cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.

Chuẩn bị cho tương lai (Mộc Yên): Rốt cục, kỹ năng sống mới là quan trọng nhất. Đặc biệt là kỹ năng, kinh nghiệm ứng phó và vượt qua hiểm họa, thiên tai. Bởi vì, chỉ khi nào ta còn sống thì mọi thứ mới còn ý nghĩa.

Mùa nấm tràm (Thanh Tâm): Nấm tràm có lẽ không quá phổ biến đối với người miền Nam nhưng là đặc sản quen thuộc của người miền Trung. Khi những cơn mưa chuyển mùa từ hè sang thu, đó cũng là lúc xuất hiện của nấm tràm.

Cây gục ngã… nhưng con người thì vẫn bên nhau (Trần Thanh Bình): Bão lũ ngoài xứ Bắc mùa thu này khiến nhiều người có những đêm mất ngủ, trong đó có thành phố phương Nam, dù xa xôi vạn dặm.

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát đi những tín hiệu đáng lo ngại (Lạc Diệp): Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục ghi nhận những tín hiệu suy yếu trong tháng 8. Điều này đang làm dấy lên những lo ngại rằng Bắc Kinh khó có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 5% trong cả năm 2024 nếu không có những biện pháp kích thích mạnh tay.

Nhiều hệ lụy xấu từ việc Trung Quốc tăng tuổi nghỉ hưu (Song Thanh): Trung Quốc đã quyết định tăng tuổi nghỉ hưu lần đầu tiên kể từ năm 1978. Động thái này được dự báo sẽ giúp hạn chế sự suy giảm của lực lượng lao động do già hóa dân số, nhưng đồng thời cũng có thể khiến tâm lý lo ngại, chán nản gia tăng.

 

Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Recently Viewed Products