Tags: Nhà Xuất Bản Thế Giới , Phạm Thanh Vân , Thái Hà

Sống Chung Với Ung Thư

$19.99

Ung thư là gì? Ung thư không phải là cuộc tấn công của kẻ thù bên ngoài. Tế bào ung thư là những “người tốt” (tế bào bình thường) đột biến thành “kẻ xấu”. Cơ thể con người có 40 nghìn tỷ đến 60 nghìn tỷ tế bào và có...

Ung thư là gì? Ung thư không phải là cuộc tấn công của kẻ thù bên ngoài. Tế bào ung thư là những “người tốt” (tế bào bình thường) đột biến thành “kẻ xấu”. Cơ thể con người có 40 nghìn tỷ đến 60 nghìn tỷ tế bào và có 35.000 gien. Mỗi gien chứa hàng nghìn cặp bazơ. Khi các chất gây ung thư phá hủy ADN, các gien này dễ bị đột biến và tích tụ dần dần. Hơn nữa, trong quá trình phân chia tế bào, những sai sót ngẫu nhiên khi sao chép gien cũng có thể gây đột biến gien. Đột biến này xảy ra trong cơ thể chúng ta mọi lúc và phát triển thành bệnh tật, ung bướu cùng với quá trình lão hóa, tái tạo, chữa lành và sinh sản tự nhiên mà chúng ta không thể nào tránh được. Theo nghĩa này, mỗi người chúng ta đều đang sống chung với ung thư. Do đó, ung thư không đáng sợ, nó là một phần của tiến hóa.

Chúng ta cần xử lý các tế bào ung thư như thế nào? Tất nhiên phải tiêu diệt chúng, nhưng không thể tiêu diệt tận gốc được. Các phương pháp loại bỏ tế bào ung thư phổ biến hiện nay (như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị) đều không thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh ung thư. Giải pháp chủ yếu là sống chung. Việc lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau, có thể là một phương pháp đơn lẻ, hoặc nhiều phương pháp tổng hợp nhằm kiểm soát các tế bào ung thư, giúp con người sống chung với các tế bào ung thư, biến ung thư thành một căn bệnh mạn tính có thể kiểm soát được là một lý tưởng, và cũng là một mục tiêu, chiến lược có thể đạt được nếu chúng ta cố gắng.
Ung thư đã trở thành một căn bệnh phổ biến. Bất cứ ai, dù muốn hay không cũng đều không thể tránh khỏi căn bệnh này. Qua cuốn sách “Sống chung với ung thư” của giáo sư Từ Khắc Thành, bạn sẽ nhận ra, ung thư là một trạng thái sống “bình thường”. Chỉ cần chúng ta chuẩn bị tâm lý tốt, trang bị nhận thức đúng đắn, áp dụng phương hướng điều trị mới và phù hợp, thì có thể chung sống hòa bình với ung thư, xua tan u ám, để cuộc sống tràn ngập ánh sáng.

“Sống chung với ung thư” là những câu chuyện, cảm nhận, trong đó có thành công, cũng có thất bại, có kinh nghiệm, cũng có bài học của giáo sư Từ trong thực tiễn lâm sàng. Ông không tuyên bố mình có thể chữa khỏi ung thư. Ông là một bác sĩ, ông vui mừng, phấn khởi vì những thành công trong việc điều trị cho bệnh nhân, và cũng trăn trở, lo lắng, thậm chí đau đớn vì những khó khăn trong điều trị. Bác sĩ người Mỹ Trudeau đã nói rằng, bác sĩ khám bệnh chỉ thỉnh thoảng có thể chữa khỏi bệnh, còn thường xuyên là giúp đỡ và luôn luôn quan tâm, an ủi người bệnh. Giáo sư Từ và nhóm của ông kết hợp điều trị cục bộ (ví dụ liệu pháp đông lạnh, xạ trị, can thiệp mạch) và điều trị toàn thân (ví dụ liệu pháp miễn dịch, dinh dưỡng và hóa trị liệu chọn lọc, thuốc Đông y), kiểm soát và chăm sóc, để cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. Họ đã đạt được hiệu quả thực tế, trong đó có những hiệu quả đáng kinh ngạc, đáng khen ngợi. Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng ung thư là một căn bệnh mạn tính có thể kiểm soát được, có hàm ý là chúng ta có thể “sống chung với ung thư”. Những phương hướng và biện pháp điều trị của giáo sư Từ đã thực hiện sáng tạo và hiệu quả quan niệm này.

“Sống chung với ung thư” là tài liệu quan trọng giới thiệu quan niệm mới trong điều trị ung thư và hướng dẫn điều trị lâm sàng. Cuốn sách dành cho những ai quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là việc điều trị ung thư.

Thông tin tác giả Từ Khắc Thành:

Giáo sư Từ Khắc Thành là người tiên phong đưa phương pháp đông lạnh Argon-Helium vào Trung Quốc. Ông kết hợp liệu pháp tiêu hủy tế bào, trong đó lấy kỹ thuật đông lạnh (và kỹ thuật dao nano mới được ứng dụng gần đây) làm trung tâm và liệu pháp xâm lấn tối thiểu như can thiệp mạch, miẽn dịch tổng hợp trong điều trị các bệnh ung bướu giai đoạn tiến triển.

Ông đã được trao tặng Huy chương Bethune – giải thưởng cao quý nhất trong ngành Y tế Trung Quốc và đạt danh hiệu tấm gương tiêu biểu của thời đại.

Trích đoạn sách:

(1) “Sống chung với ung thư” có nghĩa là trong người mang bệnh ung thư, nhưng vẫn sống vui vẻ và khỏe mạnh. Có người ví sống chung với ung thư là khiêu vũ với bầy sói. Họ cho rằng, ung thư là con sói ăn thịt người, cần mau chóng giết nó. Có lẽ, đây chính là nguyên nhân khiến cuộc chiến chống ung thư trong mấy chục năm qua gặp nhiều thất bại hơn thành công. Các nhà khoa học dành rất nhiều công sức, tiền bạc nghiên cứu và bào chế vô số loại thuốc diệt ung thư, nhưng tỉ lệ tử vong của hầu hết các bệnh ung thư đều không giảm.

(2) “Sống chung với ung thư” vừa bảo vệ bệnh nhân vừa bảo vệ khối u, phù hợp với bản chất và quá trình tiến triển của ung thư, lại đáp ứng được sự mong đợi và yêu cầu của bệnh nhân. Cho nên, sống chung là giải pháp chính để chiến đấu với ung thư.

(3) Ung thư là gì? Đó là một phần của tiến hóa. ADN của con người liên tục sao chép, các gien phân bố trên ADN cũng liên tục đột biến. Một khi những đột biến này phát triển theo hướng không có lợi cho sự tiến hóa của con người, hệ thống miễn dịch không thể kiểm soát hoặc loại bỏ chúng kịp thời, thì sẽ xuất hiện ung thư. Vì thế, đột biến – ung thư là nguy cơ tự nhiên của con người. Nói cách khác, chúng ta có thể tìm thấy các tế bào ung thư trong cơ thể mỗi người. Những người mắc ung thư, dù mới ở giai đoạn đầu, thì trong máu và tủy của họ đã có các tế bào ung thư, chỉ có điều chúng ẩn nấp rất kỹ, ở trạng thái “ngủ yên”. Có hai loại tế bào ung thư là tế bào ung thư bình thường và tế bào gốc ung thư. Tế bào gốc ung thư có số lượng nhỏ, nhưng chúng rất “cứng đầu”, hóa trị không có tác dụng với chúng. Cho nên, ngay cả khi khối u đã thu hẹp hoặc thậm chí biến mất sau khi điều trị (như ung thư phổi hoặc ung thư vú), chúng ta vẫn không thể an tâm. Sau vài năm, có khi nhiều chục năm, ung thư vẫn có thể quay trở lại vì “hạt giống” tức là tế bào ung thư vẫn còn sống trong cơ thể. Vậy làm thế nào ngăn ngừa ung thư quay trở lại? Giải pháp làduy trì chức năng miễn dịch của cơ thể. Ví dụ một cộng đồng dân cư phải yên ổn, không xuất hiện ung nhọt, thì mới kiểm soát được (chưa chắc đã tiêu diệt được) một số kẻ xấu (tế bào ung thư). Các tế bào miễn dịch giống như cảnh sát, chúng có thể khống chế kẻ xấu bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Do đó, đối với bệnh nhân ung thư, ngoài việc thực hiện một số biện pháp tiêu diệt “kẻ xấu” (tế bào ung thư), điều quan trọng là phải tăng cường “lực lượng cảnh sát” (chức năng miễn dịch). Do đó, chúng tôi thường điều trị miễn dịch cho người bệnh.

(4) Theo một nghĩa nào đó, mỗi chúng ta đều đang sống chung với ung thư. Đầu năm 1858, nhà bệnh học người Đức, 37 tuổi, Rudolf Virchow đã nói trong cuốn sách Bệnh lý tế bào của ông: “Các tế bào trong cơ thể con người giống như người dân của một quốc gia, mỗi người có một khả năng khác nhau, nhưng có quyền lợi như nhau, phụ thuộc lẫn nhau, để cơ thể con người có thể tồn tại.” Vì thế, ung thư là kết quả của việc một số tế bào tự cho mình là đúng, tự tung tự tác, chúng đe dọa cơ thể con người bằng cách tiếp tục sinh sản.Nếu nói theo ngôn ngữ chính trị, tế bào ung thư là kẻ làm phản trong cuộc nội chiến. Chúng ta cần phải chiến đấu (phẫu thuật, cắt bỏ, xạ trị, hóa trị) với những phần tử này, nhưng cũng phải kiểm soát, cải tạo, và sống chung (miễn dịch, dinh dưỡng) với chúng.

(5) Bác sĩ của bạn nên là người: (1) biết lắng nghe câu chuyện của bạn, không ngại trả lời hàng tá câu hỏi; (2) giải thích phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh bằng ngôn ngữ nhã nhặn, dễ hiểu; (3) có thái độ thân thiện, biết suy nghĩ vấn đề trên góc độ của bạn, coi bạn như một người bạn và sẵn lòng giải quyết vấn đề của bạn. Nếu khi trả lời câu hỏi, bác sĩ của bạn có thái độ kiêu ngạo, tự cao, hay tỏ ra chán nản, nói chuyện cứng nhắc, mở miệng ra là nói “nghe lời tôi”, “tôi nói thế nào, anh phải làm thế đó”, thì tôi khuyên bạn nên bỏ ngay bác sĩ đó, tìm bác sĩ khác.

(6) Trước đây, người ta cho rằng cần phải loại bỏ tất cả các mô ung thư, bao gồm toàn bộ hạch bạch huyết xung quanh tế bào ung thư. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này chỉ ra, phẫu thuật cắt bỏ triệt để trong phạm vi rộng không cải thiện tỉ lệ sống sót của bệnh nhân. Ung thư vú là một bệnh hệ thống, cho dù được phát hiện sớm, thì các tế bào ung thư cũng đã có mặt trong máu và tủy xương. Nói cách khác, di căn xuất hiện ở cả giai đoạn đầu, chứ không chỉ ở giai đoạn cuối. Do đó, phạm vi phẫu thuật không liên quan trực tiếp đến kết cục của bệnh nhân. Điều này tạo cơ sở cho phương pháp phẫu thuật phạm vi nhỏ, và cũng là lý do giải thích tại sao ngày càng có nhiều chuyên gia ủng hộ phẫu thuật bảo tồn vú.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Recently Viewed Products