Tags: Alphabooks , Nhà Xuất Bản Thế Giới
Trạm Đọc | Xã Hội Tỉnh Táo - Erich Fromm - Lê Phương Anh Dịch - Omega+ - Bìa Mềm
- Tác giả: Erich Fromm
- Thể loại: Sách Tư Duy - Kỹ Năng Sống
- Availability: In Stock
$30.99
Không chỉ một bệnh nhân ở nhà thương điên tin chắc rằng mọi người đều điên, chỉ riêng anh ta tỉnh. Còn chúng ta thì sao? Ai cũng cho rằng chúng ta, những người sống ở phương Tây thế kỷ 20, đều vô cùng tỉnh táo. Ngay cả khi thực...
Không chỉ một bệnh nhân ở nhà thương điên tin chắc rằng mọi người đều điên, chỉ riêng anh ta tỉnh. Còn chúng ta thì sao?
Ai cũng cho rằng chúng ta, những người sống ở phương Tây thế kỷ 20, đều vô cùng tỉnh táo. Ngay cả khi thực tế là rất nhiều người trong chúng ta mắc các chứng tâm thần ít nhiều nghiêm trọng cũng chẳng khiến ai nghi ngờ về tiêu chuẩn sức khỏe tâm thần chung. Liệu chúng ta có thể chắc rằng mình đang không tự lừa mình dối người?
15 năm sau cuộc điều tra về ý nghĩa của tự do với con người hiện đại trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”, nhà phân tâm học nổi tiếng người Đức Erich Fromm sẽ tiếp tục đưa ra khám phá quan trọng về những căn bệnh sâu xa của xã hội hiện đại trong cuốn sách “Xã hội tỉnh táo” của mình.
Ở tác phẩm này, Erich Fromm tiến xa hơn và đặt ra câu hỏi: “Liệu một xã hội có thể bị bệnh?” Ông cho thấy rằng điều đó có thể xảy ra, lập luận rằng văn hóa phương Tây đang đắm chìm trong “bệnh lý của sự bình thường”, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của các cá nhân.
Trong “Xã hội tỉnh táo”, Fromm phê bình và phân tích tâm lý xã hội tư bản công nghiệp hiện đại và những công dân nhất định bị tha hóa của nó. Nhưng hơn thế, ông cũng đưa ra những gợi ý để vận hành một xã hội lành mạnh, tỉnh táo — ý tưởng rằng “tiến bộ chỉ có thể xảy ra khi đồng thời thay đổi các lĩnh vực kinh tế, xã hội-chính trị và văn hóa; nếu chỉ giới hạn tiến bộ trong một lĩnh vực tức là hủy hoại tiến bộ ở mọi lĩnh vực”.
Bởi vậy, sâu xa hơn một “bản cáo trạng”, đây là cuốn sách “dũng cảm với mục tiêu đạo đức cao cả”, hướng về tình yêu và tự do của con người chúng ta.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA
1, “Một đóng góp xuất sắc cho bộ sưu tập ngày càng nhiều những phản ánh tâm lý xã hội về thời hiện đại.”
- The Washington Post
2, “Người ta bị mê hoặc từ trang này sang trang khác bởi tính sắc bén của phân tích, tính cụ thể của cách trình bày và vẻ đẹp của phong cách.”
- Paul Tillich
3, “Một cuốn sách dũng cảm với mục tiêu đạo đức cao cả một bản cáo trạng không khoan nhượng đối với xã hội đương thời.”
- Guide to Psychiatric and Psychological Literature
4, “Tư tưởng của Fromm xứng đáng nhận được sự chú ý quan trọng của tất cả những người quan tâm đến thân phận con người và tương lai của nhân loại.”
- The Washington Post
TRÍCH ĐOẠN HAY
1. Ai cũng cho rằng chúng ta, những người sống ở phương Tây thế kỷ 20, đều vô cùng tỉnh táo. Ngay cả khi thực tế là rất nhiều người trong chúng ta mắc các chứng tâm thần ít nhiều nghiêm trọng cũng chẳng khiến ai nghi ngờ về tiêu chuẩn sức khỏe tâm thần chung. Chúng ta chắc chắn rằng đưa ra các phương pháp vệ sinh tinh thần tốt hơn sẽ càng thêm cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần, và chúng ta xem các rối loạn tâm thần hoàn toàn là các sự cố cá nhân, có thể với chút ngạc nhiên khi những sự cố này lại xảy ra quá nhiều ở một nền văn hóa được cho là rất tỉnh táo. (p. 15)
2. Chúng ta đã giảm giờ làm trung bình xuống còn một nửa so với một trăm năm trước. Thời gian rảnh rỗi của chúng ta ngày nay nhiều hơn mức tổ tiên ông cha ta dám mơ ước. Nhưng điều gì đã xảy ra? Chúng ta không biết cách sử dụng số thời gian rảnh mới giành được; chúng ta cố gắng giết số thời gian đó rồi mừng rỡ khi một ngày nữa đã trôi qua. (tr. 18)
3. Thế nhưng rất nhiều bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học từ chối nghĩ về quan điểm: xã hội nói chung có thể đang thiếu sự tỉnh táo. Họ cho rằng vấn đề sức khỏe tâm thần trong xã hội chỉ là một số cá nhân “không thích ứng được” chứ không phải do chính nền văn hóa không thể tự điều chỉnh. Cuốn sách này bàn tới vấn đề thứ hai; không phải bệnh lý cá nhân, mà là bệnh lý của tính bình thường, đặc biệt với bệnh lý của xã hội phương Tây đương đại. (tr. 19)
4. … [T]uyên bố rằng con người có thể sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào chỉ đúng một nửa; phải bổ sung thêm một tuyên bố khác: nếu sống trong những hoàn cảnh trái với bản chất của mình cũng như những yêu cầu cơ bản cho sự phát triển và sự lành mạnh của con người, anh ta không thể không phản kháng; chắc hẳn anh ta sẽ sa đọa và lụi tàn, hoặc sẽ tạo ra những điều kiện phù hợp hơn với các nhu cầu của mình. (tr. 37)
5. Sự tồn tại của động vật là một sự hài hòa giữa con vật và tự nhiên; tất nhiên, không theo nghĩa các điều kiện tự nhiên thường không đe dọa động vật và không ép nó phải chiến đấu quyết liệt để tồn tại, mà theo nghĩa động vật được tự nhiên trang bị để đương đầu với chính những hoàn cảnh nó gặp phải, giống như hạt giống của cây được tự nhiên phú cho khả năng tận dụng các điều kiện đất đai, khí hậu, , nhờ thế thích nghi trong quá trình tiến hóa. (tr.41)
6. Thực tế, người mất trí là người không thể thiết lập bất kỳ mối liên kết nào, và bị cầm tù, ngay cả khi anh ta không ở đằng sau chấn song sắt nào. Con người buộc phải đoàn kết, liên kết với người khác, đây là một nhu cầu cấp thiết, và sự tỉnh táo của con người phụ thuộc vào việc nhu cầu này được đáp ứng. Nhu cầu này đứng đằng sau tất cả hiện tượng cấu thành mọi mối quan hệ mật thiết của con người, mọi đam mê được gọi là tình yêu theo nghĩa rộng nhất của từ này.
7. Chỉ có duy nhất một đam mê thỏa mãn nhu cầu hợp nhất bản thân với thế giới, cùng lúc có được với cảm giác toàn vẹn và tính cá nhân, đó chính là tình yêu. Tình yêu là kết hợp với một người, hay một thứ, bên ngoài mình, với điều kiện giữ được sự riêng biệt và toàn vẹn của chính bản thân người đó.
8. Người lớn có các phương tiện để tự lực cánh sinh, để tự chăm sóc, chịu trách nhiệm với bản thân và với cả người khác, trong khi đứa trẻ thì chưa có khả năng làm tất thảy điều này. Nhưng xét tới chuyện cuộc sống ngày càng phức tạp, kiến thức của chúng ta thì chắp vá, quãng đời trưởng thành chứa nhiều điều ngẫu nhiên, những sai lầm không thể tránh khỏi, tình cảnh của người lớn không có gì khác biệt với đứa trẻ như thường được giả định. Người lớn nào cũng cần giúp đỡ, hơi ấm, sự bảo vệ theo nhiều cách khác nhau, thế nhưng ở nhiều chỗ lại tương tự với nhu cầu của trẻ nhỏ. Liệu có đáng ngạc nhiên khi phát hiện ra người lớn bình thường khao khát sâu kín có được sự an toàn và có nguồn cội mà mối quan hệ với người mẹ từng cho anh ta? Phải chăng không thể mong đợi anh ta từ bỏ khao khát mãnh liệt ấy, trừ phi anh ta tìm cách khác để bám rễ?
9. Cá nhân có khỏe mạnh hay không, trước hết không phải là vấn đề của cá nhân, mà phụ thuộc vào cấu trúc của xã hội của anh ta. Một xã hội tỉnh táo sẽ thúc đẩy các năng lực yêu thương đồng loại, làm việc sáng tạo của con người, phát triển lý trí và tính khách quan, có ý thức về bản thân dựa trên thể nghiệm chính các năng lực sản sinh của mình. Một xã hội không lành mạnh sẽ tạo ra sự thù địch lẫn nhau, sự hồ nghi, biến con người thành một công cụ cho người khác sử dụng hay bóc lột, lấy đi ý thức về cái tôi của anh ta, trừ phi anh ta phục tùng người khác hoặc trở thành một người máy. Xã hội có thể có cả hai chức năng; nó có thể thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của con người, và cũng có thể cản trở nó; thực tế hầu hết xã hội thực hiện cả hai, và câu hỏi đặt ra chỉ là ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của chúng được thực hiện tới mức nào và theo các hướng nào. (tr.113)
10. Giả sử con người với đúng nghĩa con người, và mối quan hệ của con người với thế giới là một mối quan hệ con người, thì bạn chỉ có thể trao tình yêu lấy tình yêu, đổi tín nhiệm lấy tín nhiệm, Nếu muốn thưởng thức nghệ thuật, bạn phải trau dồi tính nghệ thuật của mình; nếu muốn bản thân tạo được ảnh hưởng với người khác, bạn phải là một người thực sự có ảnh hưởng kích thích và khích lệ người khác. Mỗi một mối quan hệ của bạn với con người và với tự nhiên phải là một biểu hiện cụ thể của cuộc sống độc đáo thực tế của bạn, tương xứng với đối tượng của ý chí bạn. (p. 197)
11. Chúng ta có thể hạnh phúc hay bất hạnh, đạt được một số mục tiêu, và không đạt được những mục tiêu khác; tuy nhiên không có sự cân bằng hợp lý nào có thể cho thấy liệu cuộc sống này có đáng sống hay không. Có lẽ từ quan điểm của sự cân bằng, cuộc sống không hề đáng sống. Cuộc sống nhất định kết thúc bằng cái chết; rất nhiều hy vọng của chúng ta không thành hiện thực; nó bao hàm đau khổ và nỗ lực; từ quan điểm của sự cân bằng, dường như cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn khi không được sinh ra, hoặc chết đi khi còn sơ sinh. Mặt khác, ai có thể nói liệu một khoảnh khắc hạnh phúc của tình yêu, hoặc niềm vui khi được hít thở hay đi dạo trong một buổi sáng chan hòa ánh nắng và ngửi mùi không khí trong lành, không hề đáng với tất cả những đau khổ và nỗ lực mà cuộc sống mang lại? Cuộc sống là một món quà và thách thức độc đáo, không phải để đong đếm theo bất cứ thứ gì, và không thể trả lời hợp lý cho câu hỏi liệu cuộc sống có “đáng sống”, bởi vì câu hỏi ấy chẳng mang ý nghĩa gì. (tr.223)
12. Uy quyền trong giữa thế kỷ 20 đã thay đổi đặc tính của mình; nó không phải uy quyền công khai, mà là uy quyền vô danh, vô hình, xa lạ. Không ai đưa ra yêu cầu, không phải một con người, hay một ý tưởng, hay một quy tắc đạo đức. Nhưng chúng ta đều tuân phục nhiều như hoặc nhiều hơn những người ở trong xã hội chuyên quyền thái quá sẽ tuân phục. Thật vậy, không ai là uy quyền ngoại trừ “Nó”. Nó là gì? Lợi nhuận, các nhu cầu kinh tế, thị trường, lẽ thường, công luận, điều “một thứ” làm, nghĩ, cảm nhận. Các luật lệ của uy quyền ẩn danh cũng vô hình giống như các quy luật thị trường – và cũng như không thể bác bỏ. Ai có thể tấn công một thứ vô hình? Ai có thể nổi dậy chống lại Không Ai Cả? (tr.227)\
13. Cuộc sống, xét về các khía cạnh tinh thần và tâm linh, nhất định sẽ bất an và bấp bênh. Chỉ có một điều chắc chắn là chúng ta được sinh ra và chúng ta sẽ chết đi; chỉ có sự an toàn tuyệt đối khi hoàn toàn phục tùng các quyền lực được xem là mạnh mẽ và bền bỉ, đồng thời giải phóng con người khỏi sự bắt buộc phải đưa ra quyết định, mạo hiểm và có trách nhiệm. Con người tự do nhất định sẽ bất an; con người biết suy nghĩ nhất định sẽ bất an. (tr. 290)
CÂU QUOTE HAY
1. Nhiệm vụ của “ngành khoa học con người” là cuối cùng rút ra một mô tả chính xác về những gì xứng đáng được gọi là bản chất con người. (tr. 28)
2. Tương tự như con người biến đổi thế giới xung quanh, anh ta cũng biến đổi bản thân trong quá trình lịch sử. Có thể nói, con người tự sáng tạo ra chính mình. (tr. 29)
3. Chuyện hàng triệu người có cùng những thói hư tật xấu không khiến những thói tật đó thành đúng đắn, họ có cùng những sai lầm không khiến những sai lầm đó thành lẽ phải, và hàng triệu người có cùng những dạng bệnh lý tâm thần không khiến những người này tỉnh táo. (tr. 31)
4. Sự tự nhận thức, lý trí và trí tưởng tượng phá vỡ “sự hài hòa” vốn biểu thị cho sự tồn tại của động vật. Sự xuất hiện của những thứ này đã khiến con người trở nên dị thường, trở thành điều kỳ dị trong vũ trụ.
5. Con người là động vật duy nhất có thể cảm thấy buồn chán, có thể cảm nhận mình bị đuổi khỏi Thiên Đàng. Con người là động vật duy nhất nhận thấy sự tồn tại của mình là một vấn đề phải giải quyết và không thể trốn thoát. Anh ta không thể quay lại trạng thái hòa hợp với tự nhiên ở giai đoạn tiền nhân loại; anh ta phải tiếp tục phát triển lý trí cho tới khi trở thành người làm chủ tự nhiên và chính bản thân.
6. Như vậy, sự ra đời, theo nghĩa thông thường của từ này, chỉ là sự khởi đầu của việc sinh ra theo nghĩa rộng hơn. Cả cuộc đời của một cá nhân chẳng là gì ngoài quá trình sinh ra chính mình; thực vậy, chúng ta sẽ được sinh ra trọn vẹn khi chúng ta chết đi – mặc dù số phận đáng buồn của phần lớn các cá nhân là chết trước khi được sinh ra.
7. Con người không thể sống trì trệ bởi các mâu thuẫn nội tại thúc đẩy anh ta tìm kiếm một trạng thái cân bằng, một trạng thái hài hòa mới thay cho sự hài hòa đã mất của con vật với tự nhiên.
8. Trong hành động yêu, tôi là một với Tất cả, nhưng tôi vẫn là chính tôi, một con người phàm tục, hữu hạn, riêng biệt, độc nhất.
9. Con người có thể được định nghĩa là loài động vật có thể xưng “Tôi”, có thể nhận thức được bản thân là một thực thể tách biệt.
10. Sự tiến hóa của loài người là kết quả của sự phát triển văn hóa, chứ không do sự thay đổi hữu cơ.
11. Các mối quan hệ giữa con người trong thời chúng ta chẳng có nhiều tình yêu hay hận thù. Đúng hơn là có sự thân thiện giả tạo, và một sự công bằng cực kỳ giả tạo, nhưng đằng sau bề ngoài đó là sự xa cách và hờ hững. (tr. 207)
12. Mọi người có thực sự hạnh phúc, có thỏa mãn, một cách vô thức, như họ tin rằng mình đang như thế? (tr. 240)
13. Máy móc thay vì thế cho năng lượng con người, thì con người trở thành thứ thay thế cho máy móc. Có thể định nghĩa lao động của con người là thực hiện những hành vi mà máy móc chưa thể thực hiện được. (tr. 267)
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Nhà phân tâm học người Đức, người nằm giữa giai đoạn chuyển tiếp từ Phân tâm học của Sigmund Freud đến Tân Freud, người đã kết hợp lý thuyết của Freud và học thuyết của Karl Marx để tạo một hướng đi riêng có nhiều đóng góp và ảnh hưởng trong lĩnh vực Phân tâm học xã hội.
Tác phẩm của Erich Fromm do Omega+ xuất bản:
- Escape from Freedom [Trốn thoát tự do], 1941
- The Sane Society [Xã hội tỉnh táo], 1955
- The Art of Loving [Nghệ thuật yêu], 1956
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....