Tags: First News - Trí Việt , Nhà Xuất Bản Tổng Hợp

Xoay Chuyển Tình Hình Biển Đông_Fn

$23.99

Xoay Chuyển Tình Hình Biển Đông - Vì một tương lai bền vững - Nói đến Biển Đông, chắc hẳn điều đầu tiên nhiều người sẽ nghĩ đến là tranh chấp chủ quyền “5 nước 6 bên” ngày càng được thế giới quan tâm trong những năm qua. Song, một cuộc...

Xoay Chuyển Tình Hình Biển Đông

- Vì một tương lai bền vững - 

Nói đến Biển Đông, chắc hẳn điều đầu tiên nhiều người sẽ nghĩ đến là tranh chấp chủ quyền “5 nước 6 bên” ngày càng được thế giới quan tâm trong những năm qua. Song, một cuộc khủng hoảng khác cũng đang âm thầm diễn ra dưới những con sóng vốn không yên ả, đe dọa tương lai các cộng đồng xung quanh vùng biển chiến lược này. Đó chính là tình trạng xuống cấp của môi trường sinh thái ở Biển Đông do tác động của biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động của con người.

Trước những tham vọng địa chính trị, những lời kêu gọi hợp tác để cứu lấy môi trường Biển Đông dường như không có sức nặng. Tuy vậy, nhà báo, nhà nghiên cứu kỳ cựu về Đông Nam Á James Borton vẫn tin rằng Biển Đông có thể trở thành “vùng biển đoàn kết thay vì chia rẽ”. Những bằng chứng, lập luận, kiến giải và đề xuất hướng đến mục tiêu đó đã được ông trình bày trong cuốn sách Xoay chuyển tình hình Biển Đông vì một tương lai bền vững (tựa gốc: Dispatches from the South China Sea: Navigating to Common Ground). Được chia thành ba phần: Ghi chép thực địa, Chính trị sinh thái và Ngoại giao khoa học, cuốn sách này là nỗ lực truyền tải đến người đọc quan điểm rằng, có những điểm chung có thể dẫn đến sự chuyển đổi về chính sách, thậm chí đóng vai trò như giải pháp cho xung đột trên biển.

Theo ông Borton, tác động từ sự phát triển liên tục ở các vùng duyên hải, tình trạng lấn biển, tàn phá san hô, đánh bắt quá mức cũng như giao thông hàng hải ngày càng gia tăng đã đưa tất cả chúng ta lên “tuyến đầu” của cuộc chiến bảo vệ môi trường ở Biển Đông.

Đó là một tình trạng đáng báo động khi các rạn san hô ở biển khơi - nơi mang đến thực phẩm, công ăn việc làm cho chúng ta và giúp chúng ta chống lại bão lũ - đang bị tàn phá với mức độ nghiêm trọng chưa từng thấy trong những thập niên gần đây. Cuốn sách mô tả sống động những thách thức về an ninh lương thực dưới góc nhìn của ngư dân và giới khoa học biển, những người cho rằng sự suy giảm nguồn cá đang nhanh chóng trở thành một thực tế khó giải quyết không chỉ đối với ngư dân.

Bên cạnh vấn đề sinh kế, cuốn sách cũng bàn về “chính trị sinh thái”, những câu chuyện liên quan đến vấn đề môi trường trong cách hành xử thô bạo của Bắc Kinh trên Biển Đông. Khi ngư dân Trung Quốc đánh bắt từng con cá từ đáy biển động để đưa lên những chiếc tàu vỏ thép khổng lồ của họ, phá hủy các rạn san hô và đâm vào tàu cá của các quốc gia tranh chấp, hành động tấn công của họ gây ra những tác động cả tức thời lẫn lâu dài.

Các vụ đụng độ ở ngư trường và các hành động khiêu khích do Trung Quốc cầm đầu hiện nay đã phủ bóng đen lên Biển Đông và gây thiệt hại kinh tế cho nhiều ngư dân khi thuyền của họ bị đánh chìm và trang thiết bị của họ bị đánh cắp.

Theo tác giả, chỉ riêng cuộc chiến giành quyền đánh bắt đã là câu chuyện phức tạp - dù ít được báo cáo - về kinh tế và môi trường trong tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á, tại một trong những điểm nóng địa chính trị hàng đầu thế giới. Song, ở trung tâm của vùng biển nhiều cơ hội, đầy bất định và luôn tồn tại các mối đe dọa này, vấn đề môi trường vẫn chỉ là những cuộc đối thoại của giới nghiên cứu.

Trong bối cảnh đó, tác giả đặt niềm tin vào khoa học, xem xét vai trò của hợp tác khoa học và việc thực hiện “ngoại giao khoa học” như một chiến lược để chấm dứt tình trạng căng thẳng vốn đã ngày càng gia tăng vì các yêu sách chủ quyền chồng lấn. Theo ông Borton, khoa học không phải là chính trị hay ý thức hệ, mà là một thứ ngôn ngữ toàn cầu có thể thúc đẩy hợp tác. Tác giả gợi ý xem xét mô hình “Hội đồng Bắc Cực” như một công cụ ngoại giao để duy trì hòa bình ở Biển Đông. Trong diễn đàn liên chính phủ này - được thành lập vào năm 1996 giữa Mỹ, Nga và sáu quốc gia Bắc Cực khác - bằng chứng khoa học là nền tảng cho các cuộc đàm phán.

Điều khiến cuốn sách này khác biệt với những cuốn khác về Biển Đông là sự kết hợp giữa nghiên cứu của cá nhân tác giả và ghi nhận thực địa. Từ năm 2014, ông Borton đã là diễn giả, đồng thời cũng đã tổ chức thực hiện sáu chương trình và podcast có chủ đề liên quan đến an ninh môi trường ở Biển Đông với sự tham gia của các nhà khoa học biển và chuyên gia chính sách uyên bác. Ông cũng là phóng viên thường trú hơn hai thập niên ở Đông Nam Á, từng lênh đênh trên các thuyền đánh cá, xuồng ba lá và tàu Cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông.

Trong những câu chuyện của mình, ông đưa người đọc đến gặp những con người đã gắn cuộc đời mình với Biển Đông, từ những ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng kiên cường bám biển bất chấp sự sách nhiễu và quấy rối của Trung Quốc, cho đến những giáo sư, tiến sĩ đã dành cả sự nghiệp để nghiên cứu về hệ sinh thái ở Biển Đông và làm thế nào để bảo vệ sinh kế của các cộng đồng sống dựa vào biển.

Về tác giả:

James Borton là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách Đối ngoại thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Nâng cao Paul H. Nitze (SAIS) của Đại học Johns Hopkins, nơi ông nghiên cứu về an ninh môi trường ở Biển Đông và “khoa học công dân” (citizen science) ở đồng bằng sông Cửu Long. Ông từng dạy các khóa học viết tại Đại học Duyên hải Carolina, cũng như từng là giảng viên tại Đại học Nam Carolina.

Là nhà báo với hơn hai thập niên kinh nghiệm đưa tin từ nước ngoài, ông đã lăn lộn khắp Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Ông là cộng tác viên của Geopolitical Monitor, World Politics Review, South China Morning Post và Nikkei Asia. Ông tường thuật cũng như đóng góp các bài viết quan điểm về châu Á - Thái Bình Dương cho The Washington Times.

Trước khi cho ra đời cuốn sách này, ông đã tham gia biên tập “Biển Đông: Thách thức và hứa hẹn” (The South China Sea: Challenges and Promises) và “Đảo, đá ở Biển Đông: Sau phán quyết The Hague” (Islands and Rocks in the South China Sea: Post Hague Ruling).
 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Recently Viewed Products