Tags: Nhà Xuất Bản Đà Nẵng , NHƯ BOOKS
Triết Lý Nguyên Tử Luận Logic
- Tác giả: Bertrand Russell
- Thể loại: Triết Học
- Availability: In Stock
$19.99
Triết Lý Nguyên Tử Luận Logic Bertrand Russell được coi là người đặt nền móng cho trường phái triết học phân tích, là người mang triết học đến với đại chúng và là một nhà bình luận đối với nhiều chủ đề đa dạng, từ các vấn đề rất nghiêm...
Triết Lý Nguyên Tử Luận Logic
Bertrand Russell được coi là người đặt nền móng cho trường phái triết học phân tích, là người mang triết học đến với đại chúng và là một nhà bình luận đối với nhiều chủ đề đa dạng, từ các vấn đề rất nghiêm túc cho đến những điều trần tục.
Nối tiếp truyền thống gia đình trong lĩnh vực chính trị, ông là một người theo chủ nghĩa tự do với vị thế nổi bật, ông còn là một người dân chủ xã hội và người hoạt động chống chiến tranh trong phần lớn cuộc đời của mình. Hàng triệu người coi ông như là một nhà tiên tri của cuộc sống sáng tạo và duy lý; đồng thời, quan điểm của ông về nhiều chủ đề đã gây nên rất nhiều tranh cãi.
The Philosophy of Logical Atomism – Triết lý nguyên tử luận Logic: là đỉnh điểm trong đối thoại tư tưởng giữa Russell với Wittgenstein về bản tính của phán đoán và triết học logic, cũng như cùng với Moore và các nhà duy thực triết học khác về nhận thức luận và nguyên tử luận logic; nó là sự mở rộng lạ thường công trình mang tính cách mạng trong thế kỷ 19 của Russell trong toán học và logic. Các bài giảng nguyên tử luận logic của Russell đã có tác động lâu dài lên triết học phân tích và những người đương thời với Russell bao gồm Carnap, Ramsey, Stebbing và Wittgenstein.
Cách tốt nhất để hiểu một lí thuyết triết học gần như luôn luôn là cố gắng đánh giá đúng sức mạnh của những lập luận ủng hộ nó. Nguyên tử luận logic cũng không ngoại lệ. Nó là một lí thuyết về cấu trúc nền tảng của thực tại và do đó nó thuộc về truyền thống chủ lưu của siêu hình học phương Tây. Tuyên bố trung tâm của nó là mọi thứ chúng ta kinh nghiệm có thể được phân tích thành những nguyên tử logic. Luận điểm này nghe giống như vật lí học nhưng thực tế nó là siêu hình học. Đây chính là nội dung chính của Triết lý nguyên tử luận logic.
Trong Triết lí nguyên tử luận logic, được trình bày trong một loạt bài giảng vào mùa đông 1917–18 và được xuất bản lại trong tập sách này, Russell nói sở dĩ ông gọi học thuyết của mình là nguyên tử luận logic là vì: các nguyên tử tôi muốn đạt đến xét như cái còn lại cuối cùng trong phép phân tích là các nguyên tử logic và không phải là các nguyên tử vật lí. Một số trong chúng sẽ là cái mà tôi gọi là “những cái đặc thù” – những cái như những mảng nhỏ màu sắc hay âm thanh, những sự vật thoáng qua – và một số trong chúng sẽ là các thuộc tính hay quan hệ, Điểm chính yếu là nguyên tử tôi muốn đạt đến là nguyên tử của phép phân tích logic, chứ không phải là nguyên tử của phép phân tích vật lí."
“Lời giới thiệu Triết lí nguyên tử luận logic của David Pears (1985)”
Đây là bản dịch cố gắng tập hợp trọn vẹn các tác phẩm của Russell về Nguyên tử luận logic. Bản dịch này lấy quyển sách 1971 của David Pears làm bản nền. Quyển sách ấy gồm 8 bài giảng nhan đề “Philosophy of logical atomism” (1917–1918) và bài báo “Logical atomism” (1924) của Russell. Năm 1985, Pears thêm vào Lời giới thiệu công phu mấy mươi trang cho ấn bản mới. Sau đó nhà Routledge in lại ấn bản này vào năm 2010 trong loạt sách Routledge classics. Trong quyển sách in năm 1971, Pears đã chọn lấy 2 tác phẩm “tinh túy” về logical atomism – phiên bản Russell, mà thật ra chúng đã từng xuất hiện trong tập tiểu luận đại thành nhan đề “Logic and knowledge” in năm 1956 của Robert Marsh biên tập, vốn chọn lấy những tiểu luận quan trọng nhất trong 50 năm của Russell (1901–1950). Phần bổ sung trong bản dịch tiếng Việt so với nguyên bản Anh ngữ do Pears biên tập là các tiểu dẫn của Robert Marsh và John Slater do chúng tôi thêm vào. Một bổ sung khác là Lời giới thiệu của Russell cho quyển Tractatus của Wittgenstein vì theo chúng tôi đó là một tác phẩm về logical atomism không thể bỏ qua của Russell.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....