Tags: Nhà Xuất Bản Hồng Đức , Tổ In ấn và Phát hành kinh sách
Tìm Hiểu Về Niết Bàn (Thiền Sư Mahasi Sayadaw)
- Tác giả: Mahasi Sayadaw
- Thể loại: Phật Giáo
- Availability: In Stock
$18.99
Tìm hiểu Về Niết Bàn Sách mới Xuất Bản: TÌM HIỂU VỀ NIẾT-BÀN(ON THE NATURE OF NIBBÃNA) Tác Giả: Tôn giả Mahãsi Sayadaw Dịch: TK. Pháp Thông Hình thức: Bìa mềm có tay gấp TÌM HIỂU VỀ NIẾT-BÀN(ON THE NATURE OF NIBBÃNA) “Bản Chất của Niết-bàn” hay “Tìm Hiểu Về Niết-Bàn”...
Tìm hiểu Về Niết Bàn
-
Sách mới Xuất Bản: TÌM HIỂU VỀ NIẾT-BÀN
(ON THE NATURE OF NIBBÃNA) - Tác Giả: Tôn giả Mahãsi Sayadaw
- Dịch: TK. Pháp Thông
-
Hình thức: Bìa mềm có tay gấp
-
TÌM HIỂU VỀ NIẾT-BÀN
(ON THE NATURE OF NIBBÃNA)“Bản Chất của Niết-bàn” hay “Tìm Hiểu Về Niết-Bàn” là một cuốn sách Pháp nói về những gì liên quan đến Niết-bàn. Nó bao gồm phương pháp căn bản thực hành minh sát thực tiễn cũng như cách làm thế nào để thành tựu sự bình yên của Niết-bàn trong khi hành thiền minh sát. Những chỗ Pãli và Chú Giải khó hiểu đã được Tôn giả Mahãsi Sayadaw, tác giả của cuốn sách, làm cho rõ ràng và chính xác hơn. Có thể nói cuốn sách cung cấp những chỉ dẫn trong sáng, dễ hiểu cho những hành giả nào đang hành theo tà đạo với những quan niệm lầm lạc giúp họ đặt chân lên Chánh Đạo. Có thể dẫn ra đây một ví dụ, Sayadaw đã chỉ dẫn rõ ràng răng nếu ngay lúc ban đầu hành thiền các hiện tượng xảy ra tại sáu cửa giác quan không thế ghi nhận được, thời một trong những thân hành rõ rệt nhất phải được ghi nhận trước, nghĩa là trong khi đang đi, hành động đi và sự chuyển động của tứ chi phải được quản sát và ghi nhận trước; đôi với các thân hành (hoạt động của thân) khác cũng làm như vậy. Do đó, hiện tượng rõ rệt nhất của sắc (rùpa), đó là sự phồng lên và xẹp xuống của bụng, được xem như nổi bật nhất để hành giả ghi nhận. Chỉ khi định (samadhi) có được đà hay lực đấy tới thì tất cả mọi hiện tượng khác xuất hiện tại sáu cửa giác quan mới có thể được ghi nhận.
Trong cuốn sách Pháp (dhamma) này, khái niệm Niết-bàn đã được giải thích một cách đầy đủ bắt đầu từ giai đoạn chứng đắc hữu-dư y Niết-bàn (sa-upadisesa nibbãna) cho đến đích cuối cùng – vô-dư y Niết-bàn (anupadisesa nibbãna). Khi vị A-la-hán nhập Niết-bàn vào lúc chết gọi là ‘Bát-Niết-bàn’ (Parinibbana). Sự giải thích thêm được đưa ra là “Đức Phật thuyết răng với sự thành tựu giai đoạn A-la-hán khi các phiền não không còn hiện hữu, nhưng tàn dư của sắc uẩn (rupakkhandhă) vẫn còn và rằng trạng thái này được gọi là hữu-dư y Niết-bàn. Sau sự diệt độ hay ‘vô-dư-y Niết-bàn’ của một vị A-la-hán, cả tàn dư của sắc uẩn lẫn phiền não đều chấm dứt hiện hữu và các hành danh – sắc hoàn toàn tuyệt diệt. Sự chấm dứt và tuyệt diệt hoàn toàn này được gọi là vô-dư-y Niết-bàn.
Trong cuốn sách này cũng như trong các bài pháp hay các bài viết về pháp của mình, Tôn giả Mahãsi Sayadaw đã giải thích cả hai phương diện – phương diện lý thuyết của pháp dựa trên kinh điến, đó là pháp học (pariyatti-pháp học), và phương diện thực tiễn của việc thực hành thiền minh sát, tức pháp hành (patipatti-pháp hành), nhờ đó cung cấp cho hành giả một kiến thức toàn diện về pháp. Ngài cũng nói về gánh nặng của Năm Thủ Uẩn và về gánh nặng của bất thiện pháp (akusala dhamma), của thăng hành (abhisankhãra, hành tác hay vi tác), và phương pháp quăng bỏ gánh nặng để thoát khỏi mọi khổ đau phát sanh từ phiền não (kilesã), tham ái và tái sanh sau đó.
Tôn giả Mahãsi Sayadaw đã giải thích nó một cách rõ ràng và thuyết phục bằng thứ ngôn ngữ giản dị rằng sự hiện hữu mới (tái sanh) là kết quả của thiện pháp và bất thiện pháp, hay của phước và phi phước; những kết quả của chúng được gọi là Dị Thục Quả (vipaka) trong Đạo Phật. Sự hiện hữu mới này khiến cho các hành danh và sắc uẩn có mặt và tạo ra những phiền não. Phiền não, tham ái thuộc mọi hình thức, tạo ra nghiệp (kamma). Nghiệp quá khứ đã tạo các duyên cho hiện tại, trong khi nghiệp hiện tại tạo ra các duyên (điều kiện) cho sự hiện hữu trong tương lai. Bao lâu nghiệp lực này còn tồn tại, chừng đó còn có tái sanh. Để loại trừ phiền não, nghiệp và quả của nghiệp, người ta cần phải nỗ lực để thực hành bố thí (dăna), trì giới (sila) và hành thiền (bhavanà) đặc biệt chú trọng đến thiền minh sát (vipassana), loại thiền nếu thực hành cuối cùng sẽ đạt đến Đạo Quả Trí (magga-phala ñăna) và Niết-bàn. Vào lúc đắc đạo quả A-la-hán, tất cả nghiệp và quả của nghiệp sẽ chấm dứt.
Liên quan đến giáo lý về Niết-bàn, Đức Phật dạy rằng: Niết-bàn là một pháp vốn là kết quả tự nhiên và chắc chăn của sự diệt tận tham ái. Và hữu ái hay sự khát khao được hiện hữu trong đời này và đời sau là một trong số những hình thức của tham ái phải được bứng gốc. .
Có một số những quan niệm hiện hành về Niết-bàn theo các trường phái tư tưởng khác nhau. Một số cho rằng Niết-bàn là một thiên cung hay một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ; một trú xứ có kích thước khủng khiếp, một đô thị lớn, một vầng hào quang hay một ánh sáng chói lòa kỳ vỹ. Một số chấp vào quan niệm cho rắng Niết-bàn là một trạng thái trong đó cái ngã cá nhân bị hút hoàn toàn vào trong cái ngã vũ trụ (tiểu ngã nhập vào làm một với đại ngã), v.v… Tất cả những quan niệm này chỉ là sự mơ tưởng phát sanh từ vô minh.
Nagasena, triết gia Phật giáo vĩ đại so sánh Niết-bàn với bông sen và kết luận băng cách nói: “Và nếu ngài hỏi, làm thế nào để biết được Niết-bàn? Tôi sẽ nói Niết-bàn được đạt đến bằng sự giải thoát khỏi khổ đau và nguy hiểm, bằng niềm tin, bằng sự bình yên, bằng sự an tịnh, bằng hỷ lạc, bằng sự tinh tế, bằng sự thanh tịnh, bằng sự tươi mát.” (Milindapañhã Mi-tiên vấn đáp).
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....