Tags: Saigon Times Group , Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn Kỳ Số 15-2024
- Tác giả: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
- Thể loại: Tạp Chí - Catalogue
- Availability: In Stock
$15.99
KTSG Số 15-2024: Ước tính lượng vàng trong nền kinh tế (KTSG) – Ước tính vào cuối năm 2023, có khoảng 2.000 tấn vàng trong nền kinh tế Việt Nam. Con số này cao hơn nhiều so với mức thường xuyên được sử dụng trong các cuộc trao đổi. Tuy...
KTSG Số 15-2024: Ước tính lượng vàng trong nền kinh tế
(KTSG) – Ước tính vào cuối năm 2023, có khoảng 2.000 tấn vàng trong nền kinh tế Việt Nam. Con số này cao hơn nhiều so với mức thường xuyên được sử dụng trong các cuộc trao đổi. Tuy nhiên, so sánh (lượng vàng bình quân đầu người và tỷ phần so với GDP) với các nền kinh tế trong khu vực có những đặc điểm tương tự; và giá trị thị trường của các loại tài sản tài chính và bất động sản trong nước thì không có những dấu hiệu bất thường về vàng ở Việt Nam.
Đã đến lúc phải cứu biển (mục Ý kiến) Không thể phục hồi được tài nguyên hải sản chỉ bằng hoạt động thả cá giống ra biển, mà quan trọng hơn là phải nuôi dưỡng sinh thái biển, tạo điều kiện cho các loại sinh vật biển có cơ hội hồi phục và phát triển. Việc này đòi hỏi phải thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp một cách rất kiên quyết.
Tiết kiệm điện vẫn là thượng sách (An Nhiên): Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện cao điểm mùa khô (tháng 5-7) năm nay tăng 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch cung cấp điện đặt ra trước đó. Dù ngành điện đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng thì sử dụng tiết kiệm vẫn là thượng sách để tránh nguy cơ thiếu điện.
Thí điểm để… từ năm 2025 sẽ không chỉ có các dự án nhà ở “cỏn con”? (Cẩm Hà): Dự kiến, Chính phủ sẽ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất không phải là đất ở tại kỳ họp tháng 5-2024. Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM, nếu không thí điểm thì từ năm 2025, khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực, sẽ chỉ có những dự án nhà ở “cỏn con”.
Ứng xử với tỷ giá (Trịnh Duy Viết): Chủ trương từ đầu năm của Chính phủ là mong muốn duy trì mặt bằng lãi suất thấp để phục hồi nền kinh tế, nhưng vẫn phải ổn định tỷ giá để các nhà đầu tư yên tâm, điều này đang đặt ra thách thức không nhỏ trong điều hành chính sách tiền tệ hiện nay.
Lấy lại đà tăng – Tín dụng sẽ khởi sắc? (Thụy Lê): Tín dụng đã lấy lại đà tăng trưởng trong tháng 3-2024, mang đến kỳ vọng hoạt động cho vay của các ngân hàng sẽ khởi sắc trong những tháng tới? Cùng với triển vọng kinh tế phục hồi, điều gì có thể giúp nhu cầu vay vốn mạnh mẽ hơn?
Giải mã ma trận lãi, phí của thẻ tín dụng (Lưu Minh Sang): Thẻ tín dụng là một sản phẩm tài chính cần được tạo điều kiện để phát triển nhưng cần được quản lý chặt chẽ hơn. Đừng để thẻ tín dụng bị dư luận gắn nhãn “tín dụng đen hợp pháp”.
Cần giải pháp hợp lý cho thị trường bảo hiểm nhân thọ (TS. Võ Đình Trí): Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo một thông tư và nó có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường BHNT. Dự thảo thông tư này quy định rằng NHTM không được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Lý do được đưa ra là loại hình sản phẩm này dễ gây nhầm lẫn với một số sản phẩm khác của ngân hàng.
Ước tính lượng vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Huỳnh Thế Du – Nguyễn Xuân Thành): Đa phần vàng ở Việt Nam được các hộ gia đình dự trữ và làm đồ trang sức. Lượng vàng này sẽ tồn tại mãi mãi và sẽ không thực tế nếu sử dụng bất kỳ công cụ nào để huy động một phần đáng kể của nó cho các mục đích sử dụng khác. Chưa có quốc gia nào trên thế giới làm được điều đó.
VN-Index rơi vào nhịp “rung lắc” ngắn hạn (Thanh Thủy): Về xu hướng của VN-Index, chỉ số này đang rơi vào nhịp điều chỉnh ngắn hạn sau một giai đoạn tăng điểm mạnh. Tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng đang là câu chuyện được quan tâm trên thị trường tài chính những ngày qua khi liên tục biến động mạnh và tạo lập kỷ lục mới trong thời gian gần đây.
Lợi nhuận ngân hàng – Triển vọng vẫn tích cực? (Triệu Minh): Kết quả kinh doanh quí 1-2024 của các tổ chức tín dụng đang dần hé lộ, phần lớn cho thấy lợi nhuận quí 1 tiếp tục tăng trưởng, nhưng ngược lại vẫn có ngân hàng bất ngờ sụt giảm, trong bối cảnh rủi ro nợ xấu gia tăng và tăng trưởng tín dụng có sự phân hóa.
Nhiều doanh nghiệp công bố kế hoạch chia cổ tức khủng (Triêu Dương): Mùa họp đại hội đồng cổ đông năm 2024 đang bước vào giai đoạn cao điểm. Bên cạnh kế hoạch kinh doanh, điều nhà đầu tư trông đợi nhất là kế hoạch chia cổ tức của doanh nghiệp. Đây cũng là thông tin tích cực phần nào hỗ trợ cho giá cổ phiếu trong bối cảnh thị trường chung vẫn đang đứng trước áp lực điều chỉnh.
Vấn đề chi trả cổ tức của ngân hàng (Lê Hoài Ân – Nguyễn Thị Ngọc An): Xu hướng chi trả cổ tức bằng tiền mặt gần đây của các ngân hàng không chỉ đơn thuần đến từ những động lực kết quả kinh doanh khả quan, mà nó có thể là chiến lược tăng trưởng hiệu suất sinh lời của các ngân hàng này trong bối cảnh đánh giá tăng trưởng tín dụng sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong những năm tới.
15 năm PAPI đồng hành cùng cải cách? (Hiệu Minh): Chỉ số PAPI được đánh giá là đã và đang có những đóng góp ý nghĩa trong việc thay đổi tư duy theo hướng đổi mới công tác quản trị và hành chính công dựa trên bằng chứng thực tiễn, góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ công và an sinh xã hội vì người dân Việt Nam.
Thấy gì qua khảo sát PAPI 2023? (P.Trang): Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2023 cho thấy, trong năm qua người dân đánh giá cao hơn hiệu quả phòng, chống tham nhũng và quản trị điện tử, nhưng lại đánh giá thấp hơn hiệu quả thực hiện công khai, minh bạch trong việc ra quyết định tại địa phương.
Quảng cáo: Nhà nước kiểm soát hay để xã hội trợ lực giám sát? (Trương Trọng Hiểu): Những biến chuyển quá nhanh và đa dạng của các hoạt động kinh doanh đặt ra yêu cầu cần thiết phải sửa đổi các quy định có phần lạc hậu sau hơn mười năm thực hiện của Luật Quảng cáo 2012. Tuy nhiên, bao nhiêu điều khoản được bổ sung không quan trọng bằng việc thay đổi tư duy pháp lý khi làm luật.
Khi Việt Nam có thể là bị đơn tranh chấp phòng vệ thương mại (Đinh Khương Duy – Hoàng Trường Giang): Các tranh chấp liên quan đến áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng tăng. Đặc biệt, không chỉ những nước đang phát triển khởi kiện vì cho rằng bị áp dụng phòng vệ thiếu công bằng, ngày nay, chiều ngược lại ngày càng phổ biến.
Trí tuệ nhân tạo – nguy cơ bất ổn từ công nghệ! (Thiên Kim): Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua nghị quyết toàn cầu đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI), có tên là “Nắm bắt những khả năng các hệ thống AI đáng tin cậy, an toàn mang lại cho phát triển bền vững”. Nội dung của nghị quyết này do các chuyên gia Mỹ soạn thảo, và được hơn 120 nước thành viên khác ủng hộ.
Cuộc chiến giữa mã thanh toán QR và ví điện tử (Ricky Hồ): Thị trường thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam là sự cạnh tranh sôi động giữa các ví điện tử và mã thanh toán QR của các ngân hàng thương mại. Cuộc cạnh tranh này được cho là sẽ ngày càng gay gắt và sẽ chỉ còn một số ít chiến binh tồn tại lâu dài.
Mùa rất nóng – lại bàn về giá điện tối ưu (Phan Công Tiến): Giá điện ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội, cần tối ưu hóa chi phí và tạo môi trường cạnh tranh để đạt giá hợp lý và thúc đẩy phát triển bền vững.
Kinh doanh mỹ phẩm thời xuyên biên giới: Sân chơi công bằng nào cho doanh nghiệp nội địa? (Nguyễn Văn Phúc): Hoạt động kinh doanh mỹ phẩm xuyên biên giới phát triển nhanh chóng đã tạo nên nhiều thách thức cho không chỉ các doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước khi họ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn từ dòng mỹ phẩm ngoại, mà còn đặt ra một bài toán phức tạp về công tác quản lý cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nợ lương, chậm lương: Khi bên này cố đòi, bên kia cố né chi trả (Phạm Dương Kim Ngân): Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính là tình trạng chung hiện nay và không ai mong muốn. Tuy nhiên, việc cố tình lảng tránh, không trả lương cho người lao động không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là vi phạm quyền lợi cơ bản của người lao động.
Ứng dụng AI vào công việc – không thể cưỡi ngựa xem hoa (Song Nghi): Các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) rất hữu ích trong công việc nhưng để có thể vận dụng hiệu quả thì không đơn giản. Một số người dùng có tâm lý nôn nóng, muốn đạt kết quả nhanh mà quên một bước quan trọng: học cách nói chuyện để AI hiểu được mình cần gì.
Phan Thị Mỹ Linh – người đẹp nơi làng tôm Bến Tre (Lư Thế Nhã): Chị Phan Thị Mỹ Linh không chỉ đẹp, duyên dáng mà còn là người phụ nữ dám nghĩ, dám làm, chịu khó học hỏi và đã thành công với nghề nuôi tôm công nghệ cao. Trong năm 2023, mảng nuôi tôm công nghệ cao này đã mang về cho doanh nghiệp của chị hơn 40 tỉ đồng lợi nhuận.
Tỷ lệ sinh giảm mạnh: bước tiến của giới trẻ và bước lùi của xã hội (Nguyễn Thị Kỳ Duyên): Ở góc độ cá nhân, không ai có trách nhiệm phải sinh cho đất nước mình một đứa con, để kế thừa và phát triển những truyền thống tốt đẹp hay dựng xây đất nước. Nhưng việc chọn không sinh con chắc chắn là một sự mất mát đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Dạy đại học là dạy gì? (Lâm Nghi): Con đường từ giảng đường ra đến môi trường làm việc thực tế bắt buộc sinh viên phải tiếp thu các kiến thức mới, rèn luyện các kỹ năng mới để có thể thích nghi với công việc. Con đường đó cần có sự tham gia vun đắp của cả ba bên, gồm nhà trường, người học và doanh nghiệp. Mỗi bên có những trọng trách riêng cần thực hiện để có thể có được nguồn lao động hiệu quả.
Chuyến tàu mùa hạ (Trần Thanh Bình): Nhớ đến những ngày tháng Tư, trong tôi một cảm thức chợt bật ra lúc nghĩ đến hơn năm mươi năm trước, khi đất nước còn chiến tranh, tiếng còi tàu đã phải im vắng suốt bao năm trong niềm ước ao của hàng triệu triệu người mong có những chuyến tàu đi trong hòa bình thống nhất…
Tìm kiếm trên Internet sẽ thay đổi (Nguyễn Vũ): Google đứng trước bài toán khó giải: không thay đổi thì sẽ tụt hậu so với các nơi khác; thay đổi thì sẽ mất doanh thu quảng cáo đang nuôi sống họ. Thu phí hay không sẽ là câu hỏi Google phải trả lời trong giai đoạn sắp tới.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc tiếp tục mạnh mẽ (Lạc Diệp): Giá vàng thế giới đã liên tục tăng mạnh thời gian qua với động lực quan trọng đến từ thị trường Trung Quốc. Nhu cầu mua vàng tại quốc gia tỉ dân được dự báo vẫn sẽ tiếp tục mạnh mẽ.
Giá dầu leo thang sẽ càng làm kinh tế khó khăn hơn (Song Thanh): Giá dầu đã liên tục bứt phá trong những tuần qua do xung đột địa chính trị leo thang và tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Việc giá dầu tăng cao đang thổi bùng nỗi lo lạm phát và có thể cản trở việc cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương.
Mời bạn đọc đón xem!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....