Tags: Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức , Nhà Xuất Bản Thế Giới

Sách - Cư Trần Lạc Đạo Phú

$18.99

Sách - Cư Trần Lạc Đạo Phú ●  Tác giả: Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng ●  Khổ: 13x19 (cm) ●   Số trang: 136 trang  ●  Nhà xuất bản: Tôn Giáo * Lời mời đọc: Cư Trần Lạc Đạo Phú là bản văn đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ Nôm. Quan trọng hơn...

Sách - Cư Trần Lạc Đạo Phú

●  Tác giả: Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

●  Khổ: 13x19 (cm)

●   Số trang: 136 trang 

●  Nhà xuất bản: Tôn Giáo

* Lời mời đọc:

Cư Trần Lạc Đạo Phú là bản văn đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ Nôm. Quan trọng hơn nữa, nó chỉ dạy cho chúng ta sống giải thoát ngay trong cuộc đời, được vị sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam vào thế kỷ 13 – Trần Nhân Tông viết ra. Ngài là vị vua thứ ba của đời Trần, có thể nói là vị vua lỗi lạc nhất, và cũng là một Thiền sư sáng chói trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

 

Tại sao ở đời vui đạo? Sao không ở đời vui đời hay bỏ đời vui đạo?

Từ cách đây gần một nghìn năm, Trần Nhân Tông đã trả lời được câu hỏi đó. Ngài viết Cư Trần Lạc Đạo Phú khi đã thấy ra bản tánh đến hiện tướng của đời, là đạo. Đói thì ăn, mệt thì ngủ, chuyện ăn, chuyện ngủ trong đời cũng là đạo. Cái hay là chữ “thì” được ngài dùng rất tự nhiên. Chữ “thì” (tức) này nói lên sự không có chủ thể và đối tượng, hành động không có chủ thể và đối tượng tức là không hành động. Không hành động tức là không có nghiệp, vì nghiệp (karma) có nghĩa là hành động.

Với sự hiểu biết sâu rộng về nhiều trường phái Phật giáo khác nhau, tác giả Nguyễn Thế Đăng không giới hạn chú giảng Cư Trần Lạc Đạo Phú vào một trường phái cụ thể nào. Thay vào đó, ông chú giảng bản văn này bằng Thiền, Đại Toàn Thiện (Dzogchen, Maha Ati) của Ấn Tạng và bằng Kinh, với ước nguyện làm rõ Nền tảng của Phật giáo, không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và văn hóa.

"Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói thì ăn, hề, mệt ngủ yên

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền."

 

Với lối bình thơ gần gũi, dễ hiểu, lật mỗi trang sách lại cho người đọc chạm vào những ngày tháng từ “đãi cát kén vàng” cho đến ngày thấy ra “khuôn mặt chúa xuân” của ngài. Nhìn vào cuộc đời cao đẹp đó, chúng ta thấy rằng mình cũng cần “rèn lòng làm Bụt, chỉ cần chuyên nhất dồi mài” thì có ngày chúng ta thấy Trần Nhân Tông ở trong mình.

Có thể nói, Trần Nhân Tông không chỉ là nhà chính trị nhìn xa trông rộng mà còn là nhà quân sự có tài; không chỉ là nhà ngoại giao, mà còn là nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ; không chỉ là bậc quân vương mà còn là nhà tu hành; không chỉ là nhà văn hoá mà còn là vị thiền sư lỗi lạc. Thời đại oanh liệt đã sản sinh ra ngài và ngài đã làm cho thời Trần càng thêm oanh liệt. 

*Tác giả:

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng là một nhà sư, thuộc thế hệ thứ ba của chùa Tây Tạng ở Bình Dương. Nhiều năm qua, tác giả Nguyễn Thế Đăng đã viết hàng trăm bài đăng trên Văn Hóa Phật Giáo. Tuần san và Nguyệt san Giác Ngộ cũng đã đăng hàng chục bài của tác giả, chưa kể các báo điện tử như , thuvienhoasen, , , … mỗi báo cũng đã đăng hàng chục bài. Tổ khai sơn chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1888 – 1951). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tổ đã cầu đạo ở Tây Tạng, đắc pháp và được ban cho pháp danh Thubten Osel bởi những vị cao cấp của dòng Mũ Vàng (Gelugpa). Sau hơn một năm ở Tây Tạng, Tổ được phép trở về Việt Nam để lập chùa Tây Tạng, Bình Dương.

 

*Cuốn sách này dành cho:

- Những ai quan tâm, tìm hiểu lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung và dòng Thiền Trúc Lâm nói riêng

- Những ai quan tâm đến những nhân vật lịch sử nổi tiếng, mang bản sắc Việt Nam nhưng có tầm ảnh hưởng thế giới

- Những ai muốn tự hoàn thiện bản thân, hướng tới chân - thiện - mỹ

- Ai đó muốn đóng góp cho đất nước và thế giới trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, có thể coi Trần Nhân Tông là một con người lý tưởng để noi theo

 

*Trích đoạn sách hay

Dựng cầu đò, giồi chiền tháp,

Ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu.

Săn hỷ xả, nhuyễn từ bi,

Nội tự tại kinh lòng hằng đọc.

Người tu đạo Bồ tát không phải chỉ một mực ngồi thiền để thấy và sống trong tánh Không. Người ấy phải làm phước đức (dựng cầu đò, giồi chiền tháp) để làm lợi lạc cho những người khác, cho xã hội. Khi làm việc phước đức, người ấy vẫn làm trong cái thấy tánh Không và sống trong tánh Không. Với tánh Không, phước đức được chuyển thành công đức (xem kinh Kim Cương).

Hoạt động trong tánh Không, sau khi ngồi thiền, đây là cái được gọi là “hậu thiền định”. Thiền định không chỉ là khám phá tánh Không khi thân tâm an định, mà còn là khám phá tánh Không khi thân tâm hoạt động.

Xây dựng cầu đò, trau dồi chùa tháp là sự tướng trang nghiêm bên ngoài cho xã hội. Sự trang nghiêm bên ngoài này là để biến cõi này thành một cõi Phật, một cõi Tịnh độ. Kinh thường nói việc làm của Bồ tát là “tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh”. Tất cả mọi sự tướng của thế gian này là sự biểu lộ của nền tảng tánh Không. Hoạt động trong đó chúng ta có dịp rèn thân tâm mình để hòa nhập với tánh Không, quang minh, và năng lực.

...

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Recently Viewed Products