Tags: Nhà Xuất Bản Đà Nẵng , Thư Quán Hương Tích
A-Tì-Đạt-Ma Câu-Xá (Tập V) – Tuệ Sỹ Dịch & Chú, Tái Bản 2025
$30.99
A-TÌ-ĐẠT-MA CÂU-XÁ (Tập V) – Tuệ Sỹ Dịch & Chú, tái bản có chỉnh sửa và bổ sung Thiên cuối PHÁ NGÃ LUẬN. Định bản 2025.Sách dày 432 trang khổ 16x24cm, in trên giấy Kinmari vàng ngà. Bìa mềm có tay gấp. KHÁI THUYẾT THIỀN – ĐỊNH PHẬT GIÁO TƯ DUY...
A-TÌ-ĐẠT-MA CÂU-XÁ (Tập V) – Tuệ Sỹ Dịch & Chú, tái bản có chỉnh sửa và bổ sung Thiên cuối PHÁ NGÃ LUẬN. Định bản 2025.
Sách dày 432 trang khổ 16x24cm, in trên giấy Kinmari vàng ngà. Bìa mềm có tay gấp.
- Tư duy nhận thức
Trong ngữ vựng Phật giáo, thiền hay thiền-na (dhyāna) là một phần của định (samādhi). Vậy, ở đây nên nói về ý nghĩa của định trước.
Nói một cách phổ thông, định là một chức năng hoạt động của tâm lý nhận thức. Để nhận thức một đối tượng, giác quan (indriya: căn) cần phải tập trung trên đối tượng ấy. Năng lực và thời gian tập trung càng cao, đối tượng càng xuất hiện rõ ràng hơn. Không có định, tức không có sự đứng im không dao động của đối tượng và không có sự tập trung của thức trên đối tượng tương ứng ấy, thì nhận thức không phát sinh. Nhận thức hay tuệ (prajñā) là khả năng lựa chọn và phán đoán: “cái này là cái gì?” Đây là mô tả quá trình nhận thức nói theo các nhà Hữu bộ (Sarvāstivāda) và Duy thức (Vijñaptimātravāda). Các vị này nhận thức về tồn tại theo đặc tính sát-na diệt (kṣaṇika), theo đó tất cả mọi thực thể tâm hay vật chỉ tồn tại trong một sát-na, sau khi xuất hiện chúng biến mất trong khoảnh khắc. Theo quan điểm này, trên cơ sở tâm lý nhận thức (cognitive psychology), trong sát-na thứ nhất đối tượng được bắt nắm với tâm tập trung chuyên nhất; trong sát-na thứ hai, tâm chuyên nhất trên một đối tượng khác, như chi tiết khác của vật thể được nhận thức. Chuỗi nhận thức như vậy diễn ra trong nhiều sát-na, đối tượng được bắt nắm với nhiều chi tiết khác nhau. Như vòng hào quang sau tượng Phật được thấy xoay chuyển liên tục với các bóng đèn cố định thứ tự tiếp nối nhau tắt và đỏ. Trong trạng thái hoạt động này, với sự xuất hiện và biến mất liên tục của đối tượng, sự chú tâm hay định cũng tồn tại chỉ trong một sát-na, xuất hiện và biến mất cùng với đối tượng của nó. Trong sát-na thứ hai, tín hiệu từ đối tượng tiếp tục xuất hiện trên quan năng nhận thức (indriya: căn) và bấy giờ công cụ nhận thức (vijñāna: vijñā+ana) xuất hiện cùng với sự chú tâm trên đối tượng này. Đối tượng xuất hiện trong sát-na thứ nhất đã biến mất theo quy luật sát-na vô thường nên tự thể của nó không xuất hiện trong sát-na thứ hai như là đối tượng nhận thức hiện tại. Ảnh tượng của nó được nhận thức như là sự thể hiện tại ấy là do bởi hoạt động của tâm sở niệm (smṛti) hay ký ức. Trong sát-na thứ hai này khi ý thức tập trung trên tín hiệu được tiếp thu với hoạt động của tâm sở định, bấy giờ ký ức hay niệm (smṛti) truy xuất ảnh tượng quá khứ trực tiếp rồi so sánh để đồng nhất quá khứ với hiện tại, và từ đó phán đoán “nó là cái gì”. Quá trình nhận thức với các tâm sở niệm, định và huệ này diễn ra liên tục trong nhiều sát-na cho đến khi đối tượng được nhận thức như một toàn thể, đồng nhất quá khứ với hiện tại. Trên cơ sở tâm lý học nhận thức như vậy, mọi hoạt động tư duy của tâm hay thức đều được gọi là định, Không có định, sẽ không có nhận thức phán đoán. Tuy vậy, chỉ trong trường hợp sự chú tâm của thức trên một đối tượng được duy trì trong nhiều sát-na cùng với tín hiệu của đối tượng ấy tồn tại hiện tiền, bấy giờ nó mới được nói là định theo nghĩa định tức thiền (samādhi = dhyāna). Thế nhưng, tâm sở định trong quá trình nhận thức chỉ chú tâm trên tín hiệu của đối tượng trong một sát-na, và nó phân tán trong nhiều tín hiệu qua nhiều sát-na khác nhau; trong khi trong trạng thái thiền, tín hiệu được duy trì bởi định trong nhiều sát-na liên tiếp. Định, trong trường hợp này, được định nghĩa là “tâm nhất cảnh tánh” (cittasya ekāgratā): tính chất tập trung trên một điểm của tâm. Sự sai biệt này là do năng lực tập trung mạnh hay yếu.
Nói vắn tắt, niệm–định–huệ là các yếu tố tâm lý trong quá trình nhận thức thường nghiệm, phổ thông, cũng là các yếu tố hoạt động trong trạng thái thiền hay nhập định, chỉ khác nhau bởi cường độ và thời gian tập trung. Điều này muốn nói rằng tư duy thiền là trình độ tiến hóa cao cấp của tư duy phổ thông. Hệ luận của vấn đề ở đây sẽ là câu hỏi: khi ta nói “tư duy của con người”, ý nghĩa của nó cần được hiểu như thế nào, trên cơ sở tiến hóa luận, hay phi tiến hóa luận?
- Tư duy tiến hóa
Các quan điểm không thừa nhận tiến hóa luận trong sinh học cũng như trong tâm lý học đương nhiên nói rằng con người biết tư duy ngay từ khởi điểm sáng tạo. Đây là quan điểm tôn giáo không chấp nhận tiến hóa luận của Darwin. Trong phần lớn các tông phái Phật giáo, tiến hóa luận của Darwin không hoàn toàn bị bác bỏ, nhưng cũng không hoàn toàn nhất trí. Bởi vì, trong vòng lưu chuyển sinh tử, qua nhiều chu kỳ thành–trụ–hoại–không của thế giới, con người cũng chỉ là một sinh vật trong vô số chủng loại sinh vật khác nhau được gọi chung là sattva: hữu tình, hay chúng sinh, với nhiều cấp độ khác nhau của tồn tại. Trong tồn tại này, nó có thể là con người, nhưng trong nhiều tồn tại khác, nó có thể là cầm thú, hoặc chư thiên. Chẳng hạn, trong cấp độ tồn tại của một hạng chúng sinh được gọi là Tam thập tam thiên (trāyastriṃśa) theo truyền thuyết khi vừa sinh thì chúng có ngay khả năng tư duy và đồng thời có luôn khả năng ngôn ngữ. Nhưng trong tồn tại của loài người, khả năng tư duy chỉ xuất hiện trong một giai đoạn nhất định, và trong một đời người cũng thế.
Nói rằng khả năng tư duy của con người chỉ xuất hiện trong một giai đoạn lịch sử tiến hóa nhất định, điều này có thể được cho là khiên cưỡng, do suy diễn từ kinh Tiểu duyên, hay Khởi thế nhân bản, nói về lịch sử tiến hóa của xã hội loài người.
Kinh nói, khởi thủy, khi mới thành hình, cõi đất này tồn tại trong tối tăm, chưa có sinh vật nào, và mặt đất cũng chỉ được bao phủ bởi một lớp vị đất như váng sữa. Sau đó, một số chúng sinh từ cõi Cực quang thiên (ābhāsvara), tuổi thọ hết, sinh mạng dứt, hóa sinh xuống đây, tự thân phát sáng, sống bằng hỷ lạc. Chúng hóa sinh trong trạng thái đột biến, bởi vì trên cõi đất này chưa có sinh vật nào. Một thời gian sau, chúng nếm vị đất và thân thể lớn dần và phát triển song song với sự phát triển của thế giới tự nhiên. Cho đến khi, mặt đất phủ bởi thảm thực vật, bấy giờ loài người đã có thân hình phân biệt nam nữ, và tính dục phát sinh. Từ đó phát triển dần, chúng sống tập quần và gặt hái thứ lúa tự nhiên không cần gieo trồng để làm thực phẩm. Chúng gặt hái ngày nào thì tiêu dùng trong ngày đó. Cho đến một lúc, chúng phát sinh ý thức tích lũy, thu hoạch một ngày mà có thể tiêu dùng trong nhiều ngày.
Đoạn Kinh mô tả ngắn gọn này hàm ngụ ý nghĩa tiến hóa; theo đó, chỉ khi con người sống tập quần, bấy giờ ý niệm tích lũy mới phát sinh. Để có thể tích lũy, nó cần có kỹ thuật để thu hoạch. Để có thể phát minh kỹ thuật, nó cần có khả năng tư duy. Tư duy để phát minh, nó cần có khả năng phán đoán tùy mức tích lũy kinh nghiệm trong quá khứ và dự phóng tương lai. Khả năng này cần có sự chú tâm vào mục đích hướng đến trong tương lai. Khả năng tư duy với sự chú tâm, tập trung ý thức vào một đối tượng cần đạt đến là hạt giống tư duy của con người, mà trong lịch sử tiến hóa, nó trở thành tư duy thiền định theo nghĩa phổ thông thuần phác nhất.
Kośa viii. K. 1c & Bhāṣya: kuśalacittaikāgratā dhyānam; samādhisvabhāvatvāt, “tĩnh lự (dhyāna) là sự tập trung trên một điểm của thiện tâm, vì tự thể của nó là định (samādhi).”
Câu-xá ii (Phân biệt Căn) tụng 24: 10 đại địa pháp (daśa mahābhūmikā dharmāḥ); Thành duy thức, tụng 9: 5 tâm sở biệt cảnh (pañca viniyatāḥ).
Trường 6, T01n0001, tr. 37b28 tt; Trung 39, 674b16. Pāli, D.27 Aggaññasuttanta, PTS. iii. 85.
Pāḷi, dẫn trên: rasapathavī udakasmiṃ samatani seyyathāpi nāma payaso, vị của đất tan trong nước như cháo sữa. Trung 39, dẫn trên, tr. 674b23: nước bao phủ mặt đất; gió thổi qua khối nước khiến nước kết tinh thành vị đất màu như váng sữa.
Mục Lục
KHÁI THUYẾT. 11
THIỀN – ĐỊNH PHẬT GIÁO.. 11
Chương I TƯ DUY – THIỀN.. 13
- Tư duy nhận thức. 13
- Tư duy tiến hóa. 14
- Tư duy xã hội 17
Chương II KHỞI NGUYÊN THIỀN PHẬT GIÁO.. 19
- Tư duy thiền Phật giáo. 19
- Bồ-tát học Thiền. 23
Chương III THIỀN VÀ YOGA.. 31
- TỪ NGHĨA LUẬN.. 31
- Thiền và Định. 31
- Yoga. 34
- YOGASŪTRA.. 38
- Tác giả và niên đại 38
- Ảnh hưởng Phật giáo. 41
- Phân tích Nội dung. 45
III. HAṬHAYOGA.. 57
- Yogācāra – Maitreyanātha. 57
- Siddha – Yogi Nātha. 63
- Prayoga – Haṭhayoga. 73
- Kumbhaka – Thiền nín thở. 76
- Khecarī-mudrā. 81
Chương IV THIỀN PHẬT GIÁO, ISLAM, THIÊN CHÚA GIÁO.. 85
- THIỀN VÀ ISLAM.. 85
- Islam – Hồi giáo Tây Vực. 85
- Các vương quốc Ấn-Hy. 86
- Đế chế Caliph Abbasid. 93
- Al-Beruni 102
- Sufi huyền bí 104
- Cầu nguyện và tư duy. 111
- Simnānī: ánh sáng thần bí 112
- THIÊN CHÚA GIÁO.. 122
- Cầu nguyện và niệm Chúa. 122
- Các Giáo phụ Sa mạc. 124
- Meister Eckhart và Phật giáo. 130
- Giáo hội La-mã. 141
KẾT LUẬN.. 145
A-TÌ-ĐẠT-MA-CÂU-XÁ LUẬN
Thiên thứ bảy PHÂN BIỆT TRÍ 157
CHƯƠNG I: MƯỜI TRÍ 159
Tiết 1. NHẪN – TRÍ – KIẾN.. 159
Tiết 2. TỔNG LUẬN MƯỜI TRÍ 160
1.Thực thể mười trí 160
- Hoạt dụng của mười trí 161
- Ba trí 161
- Bốn trí 161
- Tha tâm trí 162
- Tận trí – vô sanh trí 164
- Quan hệ mười trí 166
- Thể. 187
- Tánh. 189
- Địa. 189
- Sở y. 190
Tiết 4. SỞ DUYÊN CỦA MƯỜI TRÍ 191
- Trí sở duyên. 191
- Pháp sở duyên. 192
Tiết 5. TRÍ TIỀM HÀNH.. 194
Tiết 6. GIAI VỊ TU TẬP MƯỜI TRÍ 195
- Kiến đạo. 195
- Đồng loại tu. 195
- Thế tục trí 196
- Tu đạo. 200
- Hữu nhiễm – ly nhiễm.. 200
- Hữu học. 202
- Vô học. 204
- Các phần vị khác. 204
- Y địa tu. 206
CHƯƠNG II MƯỜI TÁM PHÁP BẤT CỘNG CỦA CHƯ PHẬT. 211
Tiết 1. MƯỜI LỰC.. 211
- Thể mười lực. 211
- Địa và thân sở y mười lực. 213
- Ý lực Phật 214
- Thân lực Phật 214
Tiết 2. BỐN VÔ ÚY.. 216
- Tương quan Vô úy và Trí lực. 216
- Ý nghĩa. 217
Tiết 3. BA NIỆM TRỤ.. 218
Tiết 4. ĐẠI BI 219
- Thể đại bi 219
- Sai biệt đại bi và bi 220
Tiết 5. PHẨM TÍNH PHỔ QUÁT VÀ CÁ BIỆT CỦA CHƯ PHẬT. 220
- Phật bình đẳng pháp. 220
- Phật viên đức. 221
- Sai biệt công đức. 222
CHƯƠNG III PHÁP CỘNG THÔNG CỦA CHƯ PHẬT. 224
- Thanh văn cộng thông. 224
- Vô tránh. 224
- Nguyện trí 226
- Bốn Vô ngại giải 227
- Y biên tế tĩnh lự và gia hành đắc. 231
- Dị sanh cộng thông. 233
- Sáu thông. 233
- Ba minh. 239
- Ba thị đạo. 240
- Thần biến. 241
- Biến hóa tâm.. 243
- Đắc thần biến. 247
- Thiên nhãn – nhĩ 247
- Đắc thông trí 248
PHỤ LỤC I: PHẠN VĂN.. 250
PHỤ LỤC II: TẠNG VĂN.. 254
PHỤ LỤC III: HÁN VĂN.. 262
- HUYỀN TRANG.. 262
- CHÂN ĐẾ. 264
A-TÌ-ĐẠT-MA-CÂU-XÁ LUẬN
Thiên thứ tám PHÂN BIỆT ĐỊNH.. 267
CHƯƠNG I: TĨNH LỰ VÀ VÔ SẮC.. 269
Tiết 1. BỐN TĨNH LỰ.. 269
- Danh nghĩa. 269
- Đặc tính. 271
Tiết 2. BỐN VÔ SẮC.. 273
- Tổng danh. 273
- Siêu sắc tưởng. 273
- Vô sắc không sắc. 274
- Sắc tục sinh. 279
- Biệt danh – Định danh. 280
- Do gia hành. 280
- Tưởng muội liệt 281
CHƯƠNG II: ĐẲNG CHÍ 282
Tiết 1. THỂ TÍNH ĐẲNG CHÍ 282
Tiết 2. CHỨC NĂNG CỦA TĨNH LỰ ĐẲNG CHÍ 283
- Tĩnh lự tịnh. 283
- Mười tám chi 283
- Mười một chi 285
- Hỷ và lạc. 285
- Lạc và khinh an. 286
- Năm chi thiền. 291
- Nội đẳng tịnh. 292
- Hỷ và hỷ thọ. 293
- Tĩnh lự nhiễm.. 294
- Tĩnh lự sinh đắc. 295
- Sinh đắc chi 295
- Biểu nghiệp thượng địa. 296
Tiết 3. HOẠCH ĐẮC ĐẲNG CHÍ 297
- Nguyên nhân dẫn sinh đắc. 298
- Nguồn gốc dẫn sinh đắc. 300
- Từ vô lậu định. 300
- Từ tịnh định. 301
- Từ nhiễm định. 301
- Bốn thuận phần. 303
- Siêu đẳng chí 304
Tiết 4. Y – DUYÊN – ĐOẠN HOẶC.. 306
- Sở y địa. 306
- Thông tắc. 306
- Biệt lệ. 306
- Sở duyên. 306
- Đoạn hoặc. 308
- Cận phần định. 308
CHƯƠNG III: ĐẲNG TRÌ 311
Tiết 1. Chủng loại đẳng trì 311
- Tầm – tứ. 311
- Giải thoát môn. 311
- Bốn tu định. 315
Tiết 2. CÁC PHẨM TÍNH Y CHỈ ĐẲNG TRÌ 317
- Bốn vô lượng tâm.. 317
- Thể tính. 317
- Hành tướng. 318
- Sở duyên. 319
- Sở y. 320
- Tám giải thoát 323
- Tám thắng xứ. 328
- Mười biến xứ. 329
- Sở y – sinh khởi 330
- Đẳng chí sở y. 330
- Đẳng chí sinh khởi 331
CHƯƠNG KẾT. 333
- Chánh pháp tồn tại 333
- Kết nghĩa. 333
- Hậu từ. 334
PHỤ LỤC I: PHẠN VĂN.. 335
PHỤ LỤC II: TẠNG VĂN.. 338
PHỤ LỤC III: HÁN VĂN.. 344
- HUYỀN TRANG.. 344
- CHÂN ĐẾ. 346
A-TÌ-ĐẠT-MA-CÂU-XÁ LUẬN
Thiên thứ chín PHÁ NGÃ LUẬN.. 349
PHẦM MỘT: TỔNG THUYẾT. 350
PHẦN HAI: PHÊ PHÁN CÁC QUAN ĐIỂM.. 352
- PHÊ PHÁN ĐỘC TỬ BỘ.. 352
I.2. Phê phán. 352
I.2.1. Y lý phê phán. 352
I.2.(1). Phê phán thật-giả. 352
I.2.1(2) Phê phán sở y. 353
I.2.1(3) Phê phán năm tạng. 358
I.2.1(4) Phê phán thủ đắc. 359
I.2.1(5) Phê phán sở thức. 360
I.2.2. Dẫn giáo chứng. 361
I.2.2(1) Vô ngã. 361
I.2.2(2) Sở duyên. 361
I.2.2(3) Hai duyên. 362
I.2.2(4) Vô thường. 362
I.2.2(5) Sáu thức. 362
I.2.2 (7) Kiến xứ. 364
I.2.2(10) Ngã thể. 366
I.2.2(11) Thế-la. 366
I.2.2(12) Bà-đà-lê. 366
1.2.2(13) Tai hại chấp ngã. 367
I.3.1. Ký ức. 368
1.3.2. Gánh nặng. 370
1.3.3. Hóa sinh hữu tình. 371
1.3.4. Một Con Người 372
1.3.5. Vô ký vấn. 374
1.3.6. Lưu chuyển sinh tử. 381
1.3.7. Hồi tưởng. 383
- PHÊ PHÁN VĂN PHÁP GIA.. 386
- Quan hệ chủ từ & động từ. 386
III. PHÊ PHÁN THẮNG LUẬN.. 392
- Kết hợp sai biệt 392
- Ngã sở y. 393
- Ngã & hành động. 395
- Sở y của thiện ác. 398
- TỤNG KẾT. 402
Thư mục. 403
Ngữ vựng. 404
Sách dẫn. 415
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....