Tags: Saigon Times Group , Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn Kỳ Số 44-2024

$15.99

Số 44-2024: Góc nhìn khác về trường hợp Temu (KTSG) - Trong thời đại công nghệ 4.0, hàng hóa của một quốc gia phải chịu cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, phân phối thông qua các sàn TMĐT xuyên biên giới là điều dù...

Số 44-2024: Góc nhìn khác về trường hợp Temu

(KTSG) - Trong thời đại công nghệ 4.0, hàng hóa của một quốc gia phải chịu cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, phân phối thông qua các sàn TMĐT xuyên biên giới là điều dù không mong muốn nhưng buộc phải chấp nhận. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung này.

Nhiều hy vọng về bước cải cách mang tính đột phá (mục Ý kiến): Cần tiến hành rà soát lại tất cả các quy định pháp luật để phân loại rõ đâu là những vấn đề Nhà nước nhất thiết phải quản lý bằng các loại giấy phép, còn đâu là những vấn đề chỉ cần quản lý qua quy hoạch hoặc quy chuẩn và theo nguyên tắc hậu kiểm, để người dân và doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tính tuân thủ của mình.

Khả năng hồi sinh dự án BT vẫn bỏ ngỏ (An Nhiên): Sửa Luật Đầu tư theo phương thức công tư lần này, Chính phủ đề xuất tái triển khai hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) sau một thời gian tạm dừng. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng, chưa đủ cơ sở để luật hóa về cơ chế, trình tự, thủ tục của hợp đồng này.

Đấu giá “ảo” làm nóng phiên giám sát tối cao của Quốc hội (Cẩm Hà): Tại phiên thảo luận của Quốc hội về Báo cáo của Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội ngày 28-10-2024, nhiều đại biểu bức xúc với chuyện trả giá cao rồi bỏ cọc nhằm tạo “sốt giá” ở những phiên đấu giá đất gần đây và yêu cầu Chính phủ có giải pháp.

Thấy gì qua động thái can thiệp tỷ giá mới nhất của nhà điều hành? (Thụy Lê): Trước xu hướng đi lên trở lại của tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo sẽ bán ngoại tệ giao ngay, nhằm đáp ứng nguồn cung của thị trường. Vì sao nhà điều hành chọn quyết sách này vào thời điểm này? Và liệu điều đó có đủ giúp hạ nhiệt thị trường?

Vì sao Temu tới Việt Nam? (Khánh Nguyên): Trước mắt, Temu sẽ ưu tiên tiêu thụ sản phẩm đặt hàng từ các nhà máy Trung Quốc nên sẽ chưa ưu tiên hợp tác với doanh nghiệp nội địa, trừ khi phải chấp nhận ràng buộc theo quy định của nước sở tại. Nếu có sự hợp tác này, Temu sẽ chỉ thiện chí với các nhà máy có năng lực sản xuất với quy mô rất lớn.

Temu và khả năng nhân rộng mô hình thương mại điện tử của Pinduoduo (Trịnh Hoàng): Mặc dù đã chứng minh được sự thành công tại thị trường nội địa Trung Quốc nhưng vẫn còn quá sớm để nói về sự thành công của Temu trên phạm vi toàn cầu.

Góc nhìn khác về trường hợp Temu (Hoàng Hạnh): “Việc hàng hóa nước ngoài, từ Trung Quốc hay các nền sản xuất lớn hơn, cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa Việt tại thị trường nội địa là xu hướng buộc phải chấp nhận. Tìm cách đưa hàng Việt tham gia sân chơi toàn cầu là lựa chọn phù hợp nhất”, TS. Huỳnh Thanh Điền, trường Đại học Nguyễn Tất Thành trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Temu, Shein và thách thức pháp lý đối với quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới (Lưu Minh Sang): Temu, một nền tảng TMĐT xuyên biên giới mới do Công ty công nghệ PDD Holdings của Trung Quốc vận hành, đang từng bước thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế tại hàng loạt quốc gia.

Temu và lỗ hổng quảng cáo (Nguyễn Vũ): Các mạng xã hội, rất nhanh nhạy trong việc gỡ bỏ các nội dung người dùng đưa lên mà theo họ là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng thì chắc chắn có khả năng lọc quảng cáo lành mạnh và quảng cáo sai trái. Vì lợi nhuận họ vẫn cho quảng cáo sai sự thật hiển thị nên chúng ta phải dùng biện pháp phạt tiền như các nước để chấn chỉnh.

VN-Index lại chịu áp lực từ tỷ giá! (Thanh Thủy ): Việc NHNN hút tiền qua ba phiên liên tiếp nhưng lãi suất trúng thầu gần như giữ nguyên cho thấy nhà điều hành đang linh hoạt phản ứng nhằm thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và đô la Mỹ.

Chứng khoán tháng 11 - co kéo giữa các luồng thông tin (Triêu Dương): Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng địa chính trị và xu hướng đi lên trở lại của đô la Mỹ. Thị trường có thể tìm được điểm hỗ trợ ở đâu và liệu có thể sớm phục hồi trở lại trong thời gian tới?

Vàng và tỷ giá (Lão Trịnh): Trong tháng 10-2024, tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng và giá vàng tăng mạnh mẽ, tác động không nhỏ tới thị trường ngoại hối của Việt Nam. Điều gì đang xảy ra và liệu Ngân hàng Nhà nước có biện pháp nào để ứng phó?

Giải mã phương pháp phân tích báo cáo tài chính (Lê Hoài Ân): Trong quy trình dự báo tài chính cho doanh nghiệp sản xuất, việc dự báo doanh thu và lợi nhuận bắt đầu từ bảng kết quả kinh doanh, từ đó xác định nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động, được thể hiện trong bảng cân đối kế toán.

Tăng trưởng tín dụng cuối năm 2024: Tăng tốc cần đi kèm kiểm soát rủi ro (Phạm Tâm Long): Tăng trưởng tín dụng kể từ đầu năm tới nay đã ghi nhận đà phục hồi khi nhu cầu vay vốn tăng tại nhiều nhóm ngành, song đi kèm là nợ xấu tăng theo và nền kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều thách thức từ bất ổn địa chính trị thế giới.

Đi tìm bản sắc sông Sài Gòn trong quy hoạch TPHCM - “Bánh răng” chức năng sông Sài Gòn đưa con thuyền TPHCM tiến về phía trước (Trần Hương Giang - Huỳnh Hồ Đại Nghĩa): Sông Sài Gòn, sau mấy chục năm gắn bó với quá trình đô thị hóa, rất may mắn vẫn luôn hiện diện như một nhân vật chính trong câu chuyện phát triển của thành phố và giữ trong mình vô số những vai trò đa dạng, từ giao thông vận tải, cửa ngõ giao thương quốc tế, cho đến không gian văn hóa, du lịch và môi trường.

Trọng tài và tòa án đã “gần nhau” hơn (Trần Quốc Thái - Nguyễn Thị Kim Thanh): Một quyết định gần đây cho thấy tín hiệu tích cực từ phía tòa án Việt Nam khi xem xét công nhận hay không công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài do có vi phạm tố tụng và trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Từ nghiên cứu đến thị trường - câu chuyện về bằng sáng chế của Fos4X (Lê Thiên Hương): Từ startup non trẻ đến khi trở thành doanh nghiệp chinh phục thị trường với giá trị 11 triệu euro, đường đi của Fos4X có vai trò không nhỏ của hệ thống bằng sáng chế mà doanh nghiệp đã chú trọng đăng ký cũng như lượng tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp này đã mua lại.

Bếp thật và bếp ảo: Câu chuyện thị trường của ngành F&B (Hồ Nguyên Thảo): Sự linh hoạt trong mô hình kinh doanh, nắm bắt cái mới hay đọc “khẩu vị” của thị trường đã giúp các bếp trưởng, công ty catering và chủ đầu tư bước khỏi vùng xám…

“Bếp đám mây” - sự thoái trào hay kết thúc của một mô hình kinh doanh? (Ricky Hồ): “Bếp đám mây”, hay còn được gọi là bếp ma, bếp ảo, bếp đen - là dịch vụ cho thuê không gian bếp đầy đủ tiện nghi cho chủ nhà hàng hay doanh nghiệp ngành ăn uống. Các doanh nghiệp thuê bếp này chỉ bán các món mang đi, thông qua các nền tảng giao hàng.

Hợp tác kinh tế Việt Nam - EU từ góc nhìn đầu tư (Dạ Lê): Cùng với Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) đã mở ra một chương mới cho sự hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế. Với những cam kết sâu rộng và toàn diện, EVIPA được kỳ vọng mang đến những cơ hội lớn cho doanh nghiệp hai bên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao đời sống của người dân.

Để tránh những rủi ro trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp (Nguyễn Văn Phúc - Chu Lê Quỳnh Ngân): Việc doanh nghiệp sáp nhập vào một doanh nghiệp khác như một cách mở rộng thị phần và gia tăng sức mạnh cạnh tranh thời nay rất phổ biến nhưng quá trình sáp nhập nhiều khi không được suôn sẻ…

Quá tam ba bận, tại ai? (TS. Nguyễn Hoàng Chương): Từ dự thảo đến chính thức là một thể bổ sung, hoàn thiện trong trạng thái tích cực, mâu thuẫn nếu có, mâu thuẫn tích cực! Mỗi đề xuất khi nhận “siêu bão” phản đối, niềm tin vào người chấp bút, cơ quan soạn thảo bị rung lắc, có thể hơn thế. Biết bao “giấy mực” để lên tiếng, lợi ích tuy có, nhưng tiêu tốn thời gian, tiền bạc, gây ra bức bối, phập phồng đợi chờ - lãng phí lớn lắm!

Đừng tách trẻ em ra khỏi trường học! (Nguyễn Thị Lâm Nghi): Nếu trẻ sai, ngoài gia đình thì thầy cô phải là những người có trách nhiệm dạy dỗ, uốn nắn chứ không thể là ai khác. Chúng càng sai trái, càng khó dạy thì càng cần phải được sống trong môi trường giáo dục, được dạy bởi thầy cô chứ không phải ngược lại.

Giảm kẹt xe bằng giải pháp phi công trình (Trần Văn Tường): Cân bằng giữa cầu đường và xe cá nhân luôn là bài toán nan giải, công việc xây dựng ngoài trở ngại giải phóng mặt bằng còn đòi hỏi nguồn vốn lớn và mất khá nhiều thời gian. Vì vậy cần có thêm các giải pháp phi công trình, điều phối giúp giảm bớt nạn kẹt xe đô thị.

Kiến trúc trong những liên đới (Nguyễn An Nam): Cuốn sách đầu tay của Bùi Thúc Đạt lấy nhan đề Có ngôi nhà ở trong ta (Phanbook & NXB Dân Trí, 2024) là một tập ghi chép, tản văn kiến trúc có thể nói là sự trình làng ấn tượng và vững vàng của một kiến trúc sư. Có thể xem đây là một tệp tư liệu thú vị bên cạnh các công trình trên thực tế của một người làm kiến trúc có tâm huyết, suy tư và triết lý riêng.

Hoa dại sân nhà (Trần Thanh Bình): Vài cây hoa dại bứng từ trên đồi hay bờ ruộng về sân nhà, đôi khi lại lẫn giữa xôn xao của ngày cái mùi vị hoang dã. Về quê, đi đến nơi đâu cũng có thể gặp hình ảnh ấy.

Những lý do khiến hàng ngàn cửa hàng bán lẻ tại Mỹ phải đóng cửa (Lạc Diệp): Các hãng bán lẻ lớn tại Mỹ đã phải đóng cửa hàng ngàn cửa hàng trong năm 2024. Đây liệu có phải tín hiệu đáng lo ngại đối với sức khỏe của ngành bán lẻ Mỹ?

Trung Quốc nỗ lực giải quyết vấn đề việc làm cho giới trẻ (Song Thanh): Giới chức Trung Quốc đang đẩy mạnh các nỗ lực tạo việc làm, đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ tại thành thị vẫn đang ở mức cao.

Một thí nghiệm miễn học phí trường y (Nguyễn Vũ): Giả sử một trường đại học y nổi tiếng bỗng quyết định miễn học phí cho tất cả mọi sinh viên, ắt hẳn mọi người sẽ nghĩ đây là cơ hội theo học ngành y tốn kém cho sinh viên con nhà nghèo, đồng thời miễn học phí cũng tạo điều kiện để sinh viên theo đuổi các chuyên ngành y ít được ưa chuộng do sau này kiếm ít tiền hơn như bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Thực tế trái ngược hẳn với suy đoán này.

Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Recently Viewed Products