Tags: Saigon Times Group , Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn Kỳ Số 15-2025

$15.99

KTSG số 15-2025: Ứng xử với ‘thuế đối ứng’ (KTSG) - Khi cuộc thương chiến lan rộng, nếu các quốc gia tiến hành áp đặt các sắc thuế trả đũa Mỹ, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Các chuyên...

KTSG số 15-2025: Ứng xử với ‘thuế đối ứng’

(KTSG) - Khi cuộc thương chiến lan rộng, nếu các quốc gia tiến hành áp đặt các sắc thuế trả đũa Mỹ, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Các chuyên gia kinh tế dự báo Mỹ có thể rơi vào tình trạng đình lạm nếu chính sách thuế đối ứng được áp dụng, nhưng có lẽ các quốc gia khác cũng sẽ không tránh khỏi một kịch bản tương tự.

Tầm nhìn mới về AI (mục Ý kiến): Những thành tựu các công cụ AI sẽ gặt hái trong thời gian trước mắt không phải là những chuyện gây ấn tượng cho người dùng bình thường như tạo hình, làm video, viết nhạc, biên thơ khá là vô bổ… Thành tựu sẽ đến từ các ứng dụng AI vào các ngành cụ thể như sản xuất dược phẩm, vật liệu; vào các lĩnh vực như quản lý hành chính công, chống biến đổi khí hậu.

Kinh tế quí 1-2025: Lạc quan trong thận trọng với các thách thức sắp tới! (Bình An): Mới đây, Tổng cục Thống kê đã công bố các chỉ tiêu chính của kinh tế vĩ mô trong quí 1-2025. Nhìn chung, kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động mạnh mẽ.

Lát cắt ngoại thương Việt - Mỹ (Vũ Quang Việt): Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2023 và 34% vào năm 2024. Kết quả là Việt Nam có cán cân thương mại ròng dương rất cao với Mỹ.

Cùng doanh nghiệp vượt bão thuế quan (An Nhiên): Cuộc chiến thuế quan không phải là điều mà một quốc gia như Việt Nam có thể kiểm soát, nhưng tác động của nó có thể được giảm nhẹ nếu có chính sách phù hợp và hành động kịp thời.

Ván cược của “ông thuế quan” (Hồ Quốc Tuấn): Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố các mức thuế quan “đối ứng” với rất nhiều quốc gia. Theo Nikkei Asia, đây là mức thuế quan quy mô lớn nhất trong nhiệm kỳ của ông cho đến nay, bao gồm các mức thuế vượt quá 30% đối với các nền kinh tế châu Á. Riêng Việt Nam bị áp mức thuế quan 46%.

Tìm cách giảm con số 46% (Nguyễn Vũ): Tìm con đường xuất khẩu qua các thị trường khác cũng là cách giảm thặng dư thương mại hàng hóa với Mỹ, tức giảm tử số trong công thức. Muốn giảm con số 46% chúng ta phải giúp Mỹ giảm thâm hụt thương mại - bởi đó là mục đích sau cùng của sắc thuế đối ứng.

Vàng, trung tâm tài chính và cán cân thương mại Việt - Mỹ (Huỳnh Thế Du): Việt Nam đang cần giải quyết đồng thời ba vấn đề gồm: giảm thiểu sự nhốn nháo của thị trường vàng, giảm chênh lệch thương mại hai chiều Việt - Mỹ và phát triển trung tâm tài chính quốc tế.

Từ chuyện thuế quan đến tái cơ cấu động lực tăng trưởng kinh tế (Tuệ Nhiên): Nếu nhìn theo chiều hướng tích cực, chính sách thuế đối ứng mới đây của Mỹ có lẽ cũng là hồi chuông cảnh tỉnh để Việt Nam có thêm động lực chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc lại các động lực tăng trưởng kinh tế.

Ứng biến pháp lý của doanh nghiệp Việt trước “bức tường thuế quan” của Mỹ (Trần Quốc Thái - Nguyễn Thị Kim Thanh): Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế mới của Mỹ với mức thuế dự kiến lên đến 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam có thể đặt doanh nghiệp xuất khẩu vào thế khó. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên chủ động ứng biến từ góc độ pháp lý để giảm tác động của chính sách thuế mới này.

Chứng khoán “chao đảo” vì thuế quan! (Thanh Thủy): Với VN-Index, những tín hiệu tích cực đã xuất hiện vào cuối phiên ngày thứ Sáu tuần trước khi lực cầu bắt đáy gia tăng mạnh, giúp chỉ số hồi phục đáng kể về cuối phiên. Mặc dù vậy, rủi ro ngắn hạn chưa hoàn toàn biến mất khi những thông tin liên quan đến thuế quan vẫn liên tục có sự biến động mỗi ngày.

Chứng khoán trước nỗi sợ call margin (Triêu Dương): Trong những ngày tới, thị trường chứng khoán Việt Nam mong chờ kết quả đàm phán thuế quan giữa Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên, nỗi sợ call margin (lệnh gọi ký quỹ) sau những phiên giảm mạnh vừa qua chắc chắn sẽ luôn lơ lửng trong tâm trí của các nhà đầu tư.

Tỷ giá trước áp lực chính sách thuế quan (Thụy Lê): Bất chấp nguồn cung ngoại tệ dồi dào, tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng vẫn chịu áp lực khá lớn trong quí 1-2025 và đặc biệt là trong những ngày đầu tháng 4 này, bắt nguồn từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố ngày 2-4.

Tỷ giá trong thế gọng kìm giữa lãi suất và vấn đề thương mại (Trịnh Duy Viết): Việt Nam đang cần giải quyết đồng thời ba vấn đề gồm: giảm thiểu sự nhốn nháo của thị trường vàng, giảm chênh lệch thương mại hai chiều Việt - Mỹ và phát triển trung tâm tài chính quốc tế.

Bức tranh tăng trưởng tín dụng các nhóm ngành (Lê Hoài Ân - Nguyễn Thị Ngọc An): Báo cáo tài chính năm 2024 của các ngân hàng đã hé lộ bức tranh về dòng chảy tín dụng, trong đó sự phục hồi từ khu vực doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc duy trì tăng trưởng.

“Lộ diện” chủ sở hữu hưởng lợi - Doanh nghiệp đã sẵn sàng minh bạch? (Trần Hữu Tiến - Lê Thành Tâm): Chủ sở hữu hưởng lợi nghe có vẻ lạ nhưng thực chất vẫn tồn tại ở Việt Nam, thông qua hình thức đầu tư “núp bóng” hay “đứng tên giùm”. Cấu trúc này phủ lên tài sản đó một lớp vỏ pháp lý mờ ảo, thiếu minh bạch, ít nhất từ góc nhìn của công chúng.

Chủ nghĩa tự do cá nhân: hệ tư tưởng định hình chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện nay (Đinh Tuấn Minh): Rất nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện nay là chính quyền theo chủ nghĩa “dân túy”. Sức ảnh hưởng các thay đổi chính sách của ông Trump lần này không hẳn chỉ mang tính nhất thời mà rất có thể sẽ định hình cho cả 100 năm tới...

Startup Việt lội ngược dòng trong gọi vốn cổ phần (Ricky Hồ): Thành lập vào cuối năm 2022, Techcoop đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với lợi nhuận tăng trưởng 10% mỗi tháng. Công ty dự báo sẽ đạt doanh thu 250 triệu đô la trong năm 2025 từ con số 130 triệu đô la của năm 2024, và đạt 400 triệu đô la vào năm 2026.

Vì sao hộ kinh doanh cá thể chưa mặn mà với mô hình doanh nghiệp? (Nguyễn Hữu Phước): Chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể (HKDCT) lên doanh nghiệp không khác mấy với việc chuyển từ đi xe đạp sang lái ô tô. Nhìn thì có vẻ hấp dẫn nhưng trách nhiệm và áp lực cũng lớn hơn gấp bội và nhiều HKDCT vẫn chưa sẵn sàng. Vậy đâu là những thuận lợi và khó khăn của hai mô hình kinh doanh này?

Quyền sở hữu trí tuệ - Trụ đỡ cho đòn bẩy kinh tế tư nhân (Nguyễn Trần Hải Đăng) : Nếu xem khu vực kinh tế tư nhân là đòn bẩy của một Việt Nam thịnh vượng thì quyền sở hữu trí tuệ xứng đáng được xem là trong những trụ đỡ quan trọng của đòn bẩy ấy.

Cần tỉnh táo khi kinh doanh cà phê cuối năm (Nguyễn Quang Bình): Cho đến thời điểm ngay giữa niên vụ 2024-2025 tính từ 1-10-2024, giá cà phê nguyên liệu trên tất cả các thị trường vẫn chưa nguôi sôi động. Tâm lý lo thiếu hụt cà phê đã đẩy giá kỳ hạn cà phê lên chóp đỉnh lịch sử. Nhưng cũng từ đỉnh ấy, thị trường bắt đầu “giở quẻ”.

Trứng, thuế quan và… những cơ hội (Song Hảo): Các cuộc đàm phán song phương Việt - Mỹ về mức thuế đối ứng 46% đang tiến hành tại Washington. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng trứng ở Mỹ vẫn không hạ nhiệt và nước Mỹ đang ráo riết tìm kiếm các đối tác để thương lượng. Nhưng Việt Nam không nằm trong danh sách đối tác thảo luận này…

Động đất siêu trượt Myanmar nhắc nhở việc ứng phó (Hoàng Xuân Phương): Trận động đất có cường độ 7,7 độ Richter ở Myanmar vào trưa 28-3 là một loại hiếm gặp, được gọi là động đất siêu trượt hay siêu cắt. Việt Nam mặc dù rất xa tâm chấn, nhưng những ảnh hưởng đã khá rõ rệt. Điều này buộc chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc ứng phó.

James Bond đã theo ông chủ mới (Đoàn Tuấn Anh): James Bond được trao về tay người chủ mới Amazon MGM Studios - công ty sản xuất và phân phối phim truyền hình của Mỹ - khiến người hâm mộ lẫn giới chuyên môn nhiều phần bất ngờ. Liệu hình ảnh các điệp viên người Anh lạnh lùng, cuốn hút… có khác đi khi người Mỹ làm phim này?

Khi cha mẹ phủ nhận khó khăn của con cái (TS.BS. Phạm Minh Triết): Con cái có vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng cha mẹ phớt lờ, cho rằng con không bệnh mà chỉ lười biếng, hèn nhát. Họ đâu biết khi phủ nhận những khó khăn đó của con, họ đã khiến con mình mất đi cơ hội được sống một cuộc đời hạnh phúc…

Chọn thất nghiệp hay sự tự đào thải? (Đặng Quỳnh Giang): Sự đào thải trong thế giới việc làm giờ đây hiện hữu mạnh mẽ. Sự cạnh tranh trong thị trường việc làm ngày càng gay gắt cho cả lớp trẻ năng động, tài năng vừa tốt nghiệp lẫn người làm việc lâu năm, giỏi nghề nhưng thiếu vắng công nghệ mới. Người đi làm có lẽ không có mấy chọn lựa ngoài việc tiếp tục học tập, nâng cao trí lực, không ngừng phát triển bản thân.

Các nền kinh tế châu Á trước áp lực thuế quan từ Mỹ (Song Thanh): Nhiều nền kinh tế châu Á hiện đang đối mặt với áp lực thuế quan nặng nề từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các mức thuế này được dự báo sẽ tác động lớn tới các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu trong khu vực.

Những tác động từ thuế quan tới thị trường tài chính toàn cầu (Lạc Diệp): Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo ra những cơn địa chấn trên thị trường tài chính toàn cầu. Chỉ trong tuần qua, hàng ngàn tỉ đô la tài sản đã bốc hơi, tâm lý nhà đầu tư chuyển từ lạc quan sang lo sợ, và nguy cơ suy thoái kinh tế đang hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Recently Viewed Products