Tags: Nhà Xuất Bản Kim Đồng , NXB Kim Đồng
Sách - Những Anh Hùng Trẻ Tuổi
- Tác giả: nhieu tac gia
- Thể loại: Truyện Tranh Thiếu Nhi
- Availability: In Stock
$16.99
Phan Đình Giót Phan Đình Giót sinh năm 1922 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Vĩnh Yên (nay thuộc xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1950, anh xung phong đi bộ đội. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị anh vinh dự...
Phan Đình Giót
Phan Đình Giót sinh năm 1922 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Vĩnh Yên (nay thuộc xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1950, anh xung phong đi bộ đội. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị anh vinh dự nhận trọng trách đánh trận mở màn chiến dịch - tiêu diệt Trung tâm đề kháng Him Lam của địch. Với quyết tâm đánh thắng trận đầu, anh Giót cùng đồng đội đã dũng cảm chiến đấu không tiếc máu xương. Và khi đã bị thương nặng, dù cho nhiều đồng đội ngăn cản, anh Giót vẫn quyết tâm dùng hết sức nâng khẩu tiểu liên bắn vào lỗ châu mai của địch, miệng hô to: “Quyết hi sinh… vì Đảng… vì dân.” Rồi rướn người lấy đà, anh lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai để ngăn đạn của địch bắn lên. Trận mở màn thắng lợi, nhưng anh Giót không còn nữa!
Cuốn sách thuộc bộ sách Kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024).
Nguyễn Bá Ngọc
Nguyễn Bá Ngọc là con thứ ba trong một gia đình nghèo ở làng Ngọc Trà, xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Nhà nghèo, lại đông anh em nên Ngọc rất chăm chỉ. Vừa thông minh vừa nhanh nhẹn nên Ngọc làm việc gì cũng tháo vát, giỏi giang. Sáng ngày mồng 4 tháng Tư năm 1965, trong trận oanh tạc ác liệt của máy bay Mĩ trên quê hương Ngọc Trà bên bờ phà Ghép, vì dũng cảm quên mình cứu các em nhỏ, đưa các em xuống hầm trú ẩn an toàn, anh Ngọc đã trúng bom bi của quân thù. Và cuộc đời người thiếu niên anh hùng ấy đã mãi mãi ngừng lại ở tuổi 14. Tấm gương hi sinh của anh còn sáng mãi, để toàn thể Đội ta noi theo.
Chuyện kể về người Tổng phụ trách đội đầu tiên
Ngày 15/5/1941, dưới những tán cây rừng đồi Thoong Mạ (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), Đội Nhi đồng Cứu quốc (tiền thân của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) được thành lập. Người chủ trì buổi lễ trang nghiêm và thiêng liêng ấy là anh Đức Thanh (tên thật là Đàm Minh Viễn).
Đàm Minh Viễn là một trong 40 học trò được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp rèn luyện. Anh được Bác Hồ giao nhiều trọng trách: là người tổ chức Đoàn Thanh niên Cứu quốc đầu tiên, Đội Nhi đồng Cứu quốc... Anh đã dành hết những năm tháng tuổi trẻ của mình cho sự phát triển của các tổ chức này. Các đoàn viên, đội viên đầu tiên được anh trực tiếp dạy văn hóa, dạy chữ, dạy cho biết lẽ phải, biết “làm cách mạng”...
Mời các em cùng đọc câu chuyện cảm động về người Tổng phụ trách đầu tiên của Đội trong cuốn sách này nhé!
Mạc Thị Bưởi
Mạc Thị Bưởi được giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Cũng như nhiều thanh thiếu niên yêu nước khác, Mạc Thị Bưởi đã tham gia cách mạng với sự quyết tâm cao độ. Chưa biết chữ, chị chăm chỉ tham gia các lớp học bình dân, quyết học bạn bè, đồng chí dọc đường công tác… để có thể phục vụ tốt cho các công tác cách mạng. Chị xông pha, khôn khéo và linh hoạt khi hoạt động bí mật ngay lòng địch dù chị biết rủi ro bị bắt là rất cao. Tới khi bị phát hiện, bị tra tấn dã man, Mạc Thị Bưởi vẫn bất khuất, giữ nguyên lòng kiên trung với cách mạng.
Ngày giặc Pháp quyết định tử hình chị, Mạc Thị Bưởi đã được nhìn lại quê hương – động lực lớn lao khiến chị quyết tâm chiến đấu – một lần cuối cùng. Chi tiết này được khắc hoạ đầy cảm động qua phần lời kể của tác giả Vương Trọng cùng phần minh hoạ của Cloud Pillow Studio.
Ngày nay, nhiều con đường thuộc nhiều thành phố của nước ta cùng nhiều ngôi trường được mang tên nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi, như nhắc nhở lớp thanh thiếu niên kế cận nhớ về sự gan dạ dũng cảm, tinh thần mạnh mẽ, không chịu khuất phục của người con gái đã dành trọn tuổi xuân cho hoà bình của dân tộc.
Nguyễn Văn Trỗi
Nguyễn Văn Trỗi sinh ra ở vùng quê nghèo Điện Bàn, Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng. Anh sớm được Đảng giác ngộ, kết nạp vào Đoàn Thanh niên và tham gia hoạt động trong đơn vị biệt động của Sài Gòn.
Hình ảnh người thanh niên hiên ngang ra pháp trường, miệng hô vang: “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!” vẫn luôn sống mãi trong kí ức của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam - những người tiếp nối anh trên con đường bảo vệ và dựng xây đất nước.
Vừ A Dính
Mùa thu năm 1934, Vừ A Dính sinh ra trong nếp nhà giản dị của gia đình dân tộc H’mông tại xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên). Mới hơn mười tuổi, nhưng Vừ A Dính đã biết giúp cha đi săn thú, giúp mẹ làm nương. Phải tận mắt chứng kiến tội ác của lũ giặc, A Dính căm thù chúng lắm. A Dính thường theo các anh lớn đi canh gác, làm thông tin liên lạc cho các anh chị du kích trong bản.
A Dính làm được nhiều việc giúp đội du kích Pú Nhung. Và cậu còn tranh thủ học chữ nữa…
Nhưng nỗi đau mất mẹ cùng những người thân yêu bởi họng súng bọn giặc thù đã nung nấu trong lòng A Dính ý chí chiến đấu quật cường và tinh thần sắt đá trước kẻ thù.
Tên tuổi Vừ A Dính sẽ sáng mãi trong lịch sử Đội ta, là tấm gương để lớp lớp Đội viên chúng ta tự hào và noi theo.
Chuyện kể về 5 đội viên đầu tiên
Ngày 15 tháng 5 năm 1941, tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Hội Nhi đồng Cứu quốc đã ra đời. Dưới sự chỉ đạo của anh Đức Thanh, năm hội viên đầu tiên của Hội đã cùng sắt son lời thề: Dù phải hi sinh đến tính mạng cũng không phản bội cách mạng, nhân dân, và đồng đội.
Và quả thật, năm bạn nhỏ ấy đã lập nhiều chiến công thầm lặng, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng nước ta.
Bế Văn Đàn
Bế Văn Đàn sinh năm 1931, người dân tộc Tày, quê ở huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Mồ côi mẹ từ thuở bé, gia cảnh nghèo khó nên Bế Văn Đàn phải đi ở cho địa chủ từ lúc tuổi còn nhỏ. Năm 17 tuổi, anh xung phong vào bộ đội. Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trong một trận chiến ác liệt, trước tình thế ngặt nghèo, Bế Văn Đàn đã dũng cảm lấy thân mình làm giá súng để đồng đội bắn quân thù. Đơn vị giành chiến thắng vẻ vang, nhưng anh Bế Văn Đàn thì nằm lại nơi mảnh đất Mường Pồn yêu dấu.
Tô Vĩnh Diện
Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa. Tháng 4 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ đầu tiên để chuẩn bị cho trận đánh lớn – tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ. Tô Vĩnh Diện được điều về làm Tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trên đường kéo pháo tham gia chiến dịch, Tô Vĩnh Diện vì cố gắng cứu cho khẩu pháo khỏi bị rơi xuống vực nên đã hi sinh anh dũng, vào một ngày cuối đông rét buốt – ngày 28 tháng Chạp – giáp Tết Giáp Ngọ (tức 1 tháng 2 năm 1954).
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....