Tags: Nhà Xuất Bản Lao Động , Thái Hà

Sách - Nhiếp Loại Học: Thiết Lập Con Đường Lý Luận Khai Mở Tuệ Nhãn - Tập 2 - Thái Hà Books

$25.99

Giới thiệu sách Nhiếp Loại Học II - Thiết Lập Con Đường Lý Luận Khai Mở Tuệ Nhãn Nhiếp loại học là tài liệu học tập Triết học Phật giáo. Ngoài ra còn phù hợp với những ai muốn tìm hiểu sâu thêm về Phật giáo, cần tiến sâu hơn...

Giới thiệu sách Nhiếp Loại Học II - Thiết Lập Con Đường Lý Luận Khai Mở Tuệ Nhãn

Nhiếp loại học là tài liệu học tập Triết học Phật giáo. Ngoài ra còn phù hợp với những ai muốn tìm hiểu sâu thêm về Phật giáo, cần tiến sâu hơn vào nội hàm ẩn chứa bên trong.

Môn Nhiếp Loại Học là một trong những nền tảng giúp chúng ta tích lũy kiến thức và làm quen với thuật ngữ Phật giáo. Môn học này trình bày rõ về Nhân - Quả, pháp Chung và pháp Riêng, đặc biệt nhiều thuật ngữ liên quan đến Bát-nhã. Khi hiểu rõ các thuật ngữ và ý nghĩa của chúng, ta sẽ biết cách áp dụng vào thực hành tu tập một cách đúng đắn.

Tập sách có độ dài vừa phải, khoảng 300 trang, nhưng chất chứa nội dung phong phú, khúc chiết, được trình bày sinh động, tươi tắn, tự nhiên. Có lẽ nguyên bản được ghi âm lại từ những lần thuyết giảng của Ngài Chusang, một vị Phật sống Vô cùng Cao quý (Tulku Rinpoche), được chuyển dịch sang Việt ngữ rất công phu, suôn sẻ.

Bản dịch này là phần thứ nhất trong ba phần của Lượng học, tức là Nhiếp loại học: Học để nắm chắc, hiểu rõ đúng theo Kinh để tu tập và hoằng pháp. Đặc biệt trong sách này là chú trọng phương pháp giáo dục gọi là biện kinh, tức là hỏi đáp, hay còn gọi là đàm thoại, trò chuyện trực tiếp.

Mục lục sách Nhiếp Loại Học II - Thiết Lập Con Đường Lý Luận Khai Mở Tuệ Nhãn

Chương 8. Pháp chung và pháp riêng

Chương 9. Mâu thuẫn – không mâu thuẫn

Chương 10. Mối liên hệ

Chương 11. Nhân – quả

Chương 12. Ba thời gian

Chương 13. Thực pháp và phản pháp

Chương 14. Phủ định và khẳng định (bác bỏ và thành lập)

Chương 15. Phủ định tướng – khẳng định tướng

Chương 16. Ứng thành (mệnh đề đúng không)

Chương 17. Đối tượng và có đối tượng (cảnh và hữu cảnh)

Phần kết thúc

Phụ lục: Các thuật ngữ và định nghĩa

Cầu nguyện: Pháp trí nguyện

Trích đoạn sách Nhiếp Loại Học II - Thiết Lập Con Đường Lý Luận Khai Mở Tuệ Nhãn

I. ĐỊNH NGHĨA CỦA PHÁP CHUNG

Định nghĩa của “pháp chung”: Pháp luôn theo sau những gì là nó རང་ག་གསལ་བ་ལ་རས་ས་འག་བའ་ཆས། སའ་མཚན་ཉད།

Thông thường, pháp chung là các pháp lớn hơn những gì là nó, còn những pháp nhỏ hơn nó là pháp riêng.

Trong định nghĩa trên có hai ý: (1) Những gì là nó và (2) Pháp luôn theo sau.

Những gì là nó

Nghĩa là các pháp: (1) Vừa là nó, (2) Vừa nhỏ hơn nó.

Pháp luôn theo sau

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Recently Viewed Products