Nên bắt đầu bổ sung ăn dặm vào thời điểm nào?
Tổ chứ Y tế Thế giới kiến nghị nên cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi bú sữa mẹ, đối với các trẻ sinh đủ tháng, có đủ điều kiện sức khỏe thì thời điểm bắt đầu cho ăn dặm tốt nhất là khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi (tức tròn 180 ngày sau sinh). Lúc đó, các chức năng hệ thống tiêu hóa của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện, có thể tiêu hóa các loại đồ ăn ngoài sữa mẹ. Đồng thời, các chức năng chuyển động trong khoang miệng, các khả năng nhận biết về vị giác, khứu giác, xúc giá cho đến tâm lý, nhận thức và các hành vi năng lực cũng đã bước đầu biết tiếp nhận thức ăn.
Đương nhiên việc kiến nghị trẻ tròn 6 tháng tuổi mới nên ăn dặm, không có nghĩa là sẽ áp dụng cho tất cả các trường hợp, sau khi trẻ tròn 4 tháng tuổi, cũng có một số trường hợp đặc biệt sữa mẹ đã không còn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng nên cần cho trẻ ăn dặm từ sớm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể bắt đầu thêm bữa ăn dặm cho trẻ hay không. Song tổng kế lại, việc bổ sung bữa ăn dặm cũng không nên quá sớm vào tháng tuổi thứ 4 hay qua muộn khi trẻ bước sang 8 tháng tuổi.
Những dấu hiệu để biết đã đến lúc thêm bữa ăn dặm?
Ngoài mốc thời gian là tháng tuổi thứ 6, việc cho trẻ ăn dặm còn phụ thuộc vào việc trẻ đã đủ khả năng để ăn dặm hay chưa, cha mẹ nên nắm bát được một số dấu hiệu từ trẻ, đồng thời, cần phải chuẩn bị sắn một số điểm dưới đây để có thể cân nhắc thời điểm ăn dặm cho trẻ.
- Dấu hiệu 1: Tỏ vẻ thòm thèm với đồ ăn, khi thấy người lớn ăn gì đó, trẻ sẽ nhìn chằm chằm, có khi sẽ đòi cướp đồ ăn.
- Dấu hiệu 2: Biết cách nuốt, "phản xạ đẩy lưỡi" dần dần biến mất, không dùng lưỡi để đẩy thìa thức ăn ra nữa.
- Dấu hiệu 3: Biết dùng tay bốc đồ ăn, sau đó nhét thẳng vào miệng một cách chính xác.
- Dấu hiệu 4: Có thể ngồi vững và tự giữ thẳng đầu.
Kịp thời ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu chất sắt.
Trong bản báo cáo "DInh dưỡng cho trẻ từ 0-6 tuổi" có chỉ ra rằng, năm 2010, tỉ lệ trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi bị thiếu sắt trong máu rất cao, trẻ ở các khu vực nông thôn bị mắc chứng thiếu sắt chiếm tới 28,2%, nguyên nhân chủ yếu là bởi không kịp thời bổ sung bữa ăn dặm trong khẩu phẩn ăn cho trẻ. Khi trẻ đầy 6 tháng tuổi, lượng sát dữ trữ trong cơ thể từ lúc sinh ra sẽ tiêu hao dần dần, lại thêm hàm lượng sắt trong sữa mẹ không cao, nếu bổ sung chất sắt qua việc ăn dặm có thể sẽ dẫn đến tình trạng bị thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt. Bởi vậy, điều quan trọng là phải bổ sung thực phẩm giàu chất sắt một cách kịp thời, bao gồm các loại hạt tăng cường chất sắt (bột mì, cháo bột), thịt xay, cá xay, gan
Nên sắp xếp bữa ăn dặm vào thời gian nào?
Một khi đã quyết định cho trẻ ăn dặm, mẹ và trẻ có thể bắt đầu ngay với bữa cơm trong ngày khi trẻ vẫn chưa có cảm giác đói. Tuy nhiên, nếu trong quá trình đút ăn, trẻ liên tục khóc quấy thì cũng đừng nên ép trẻ ăn, có thể tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc pha thêm 1-2 tuần, sau đó lựa lúc thích hợp để thử cho trẻ ăn dặm.
Làm sao để dỗ trẻ ăn dặm?
Khi mới bắt đầu thử cho ăn dặm, trước tiên hãy thử đút cho trẻ một ít sữa mẹ hoặc sữa bột, tiếp đó dùng thìa nhỏ đút ít đồ ăn dặm cho trẻ (cứ đút thìa nhỏ một), sau cùng lại đút thêm sữa mẹ hoặc sữa bột. Như vậy có thể tránh được việc trẻ khó chịu quấy khóc khi đang đói mà lại không quen đồ ăn, cũng giúp trẻ quen với việc được đút ăn bằng thìa. Tuy nhiên, lúc mới băt đầu, bất kể là mẹ đút trẻ ăn thế nào thì phần lớn đồ ăn cũng không vào miệng trẻ được, mà sẽ bị nhè ra ngoài miệng hoặc lem lét trên mặt trẻ Khi đó, mẹ nhớ đừng vội cuống, chịu khó kiên nhẫn một chút, được một, hai thìa trẻ sẽ quen dần, chờ trẻ biết nuốt đồ ăn rồi lại tăng thêm lượng ăn.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....