Tags: Công ty cổ phần đầu tư phát triển Trường Phương , Nhà Xuất Bản Hà Nội
Helgel - Hiện Tượng Học Tinh Thần
- Tác giả: Sách Tiếng Việt
- Thể loại: Sách Tư Duy - Kỹ Năng Sống
- Availability: In Stock
$19.99
Cùng hiện tượng học tinh thần qua các “chặng đường thánh giá”Hiện tượng học tinh thần - tác phẩm lớn và thiên tài của Hegel, đồng thời cũng là một trong các tác phẩm khó nhất và tham vọng nhất của triết văn thế giới – lần đầu tiên được dịch...
Cùng hiện tượng học tinh thần qua các “chặng đường thánh giá”
Hiện tượng học tinh thần - tác phẩm lớn và thiên tài của Hegel, đồng thời cũng là một trong các tác phẩm khó nhất và tham vọng nhất của triết văn thế giới – lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt và được chú thích, chú giải cặn kẽ nhân chuẩn bị kỷ niệm 200 năm ngày ra đời tác phẩm vĩ đại này (1807-2007).
I. Dịch và chú giải Hiện tượng học Tinh thần
II. Đọc Hiện tượng học Tinh thần
III. Đọc lại Hiện tượng học Tinh thần (viết tắt: HTHTT)
… Từ thuở Tiên đi, sầu cũng nhỏ…
Nhân gian thôi nhớ chuyện trên trời
Đại bàng vỗ cánh muôn năm trước
Đâu biết trời kia rộng mấy khơi…
- Huy Cận
1. Không đợi đến 200 năm – khoảng cách giữa chúng ta và tác phẩm –, mà chỉ mới 70 năm sau khi… “tiên đi, đại bàng vỗ cánh”, Wilhelm Windelband, tác giả trứ danh của bộ “Lịch sử triết học cận kim”/Geschichte der neueren Philosophie, I, 1878 đã buồn bã nhận xét: “Giống người đã có thể hiểu được quyển Hiện tượng học Tinh thần của Hegel đang trên đà tuyệt chủng. Giờ đây, ngay số người đã chịu khó đọc tác phẩm ấy từ đầu đến cuối chắc cũng chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay mà thôi”. Câu trước nói lên mức độ khó hiểu của tác phẩm. Câu sau cho thấy sự “lạc lõng” của nó giữa một trần gian đã trở lại với kích thước bình thường vì nơi đó “mối sầu” (hay sự suy tư) cũng đã “nhỏ” lại, vừa vặn với những giường chiếu hẹp. Sau bao nỗi thất vọng và mệt mỏi trước các hệ thống tư biện, mấy ai ngày nay còn đủ kiên nhẫn và can đảm để tiếp tục theo đuổi “giấc mộng lớn” giống như… “nghìn năm trước thuở các người mơ mộng”?
2. Giấc mộng ấy – như ta sẽ thấy[1] – quả lớn thật và lại còn vô cùng rối rắm! Ai cũng phải nhận rằng HTHTT là một trong các tác phẩm khó nhất và tham vọng nhất trong kho tàng triết văn thế giới. Tuy thế, bất chấp nhận định bi quan trên đây của W. Windelband, HTHTT vẫn cứ tiếp tục có “ma lực” hấp dẫn dị thường. Không một sinh viên ban Triết nào không mơ có ngày đọc được trọn vẹn tác phẩm này sau bao lần đành… dang dở trước đèn! Không một nhà triết học nào giấu được cái “thú đau thương” là phải “vật vã” bao năm trường với Hegel để hy vọng sớm có ngày… leo được “lên vai người khổng lồ” ấy và sung sướng thấy mình “giỏi” hơn Hegel! Vạch ra chỗ “hạn chế” hay thậm chí “sai lầm” của Hegel hẳn là một “lạc thú” khó có gì so sánh được và ham muốn ấy chẳng có gì đáng trách; chỉ có điều: muốn thế, trước hết phải hiểu Hegel đã! Mà hiểu ông thì thật không dễ tí nào. Ít ai không biết đến giai thoại [có thật] khi Hegel bảo: “thật ra trong tất cả đám môn sinh, chỉ có trò E. Gans là hiểu tôi thôi, nhưng trò ấy lại cũng… hiểu sai”[2]!. Tất nhiên, cũng có người tự tin là “hiểu” Hegel. Chẳng hạn, đó là Alexander Kojève (1902-68), triết gia Pháp gốc Nga lừng lẫy một thời ở Paris cùng với Trần Đức Thảo. Ông tin chắc rằng lịch sử đã… bắt đầu kết thúc ở Jena, tức ở thành phố nơi Hegel viết HTHTT; và, sau loạt bài giảng lừng danh của mình về quyển sách này[3], ông bảo: tất cả đã có hết trong đó rồi, chẳng còn có gì đáng nói nữa cả! Ông không thèm dạy nữa và… làm thinh cho đến cuối đời. Một người đồng hương của ông, trước đó 130 năm, nam tước Boris d’Uxkull lại có một kinh nghiệm khác.
“Vẻ ngoài là gì nếu nó thiếu đi cái bản chất?
Bản chất là gì nếu nó không xuất hiện ra?”
(Der Schein, was ist er, dem das Wesen fehlt?
Das Wesen, wär’es, wenn es nicht erschiene?).
Chúng ta ngày nay, tất nhiên, không còn có dịp may như vị nam tước hay bậc thi hào để được tháp tùng và đàm đạo trực tiếp với Phu tử, đành phải “tự lầm lũi một mình”, nói như Dieter Henrich![5]
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....