Việt Nam là quốc gia có tiềm năng khởi nghiệp rất lớn. Theo Báo Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, trong nửa đầu năm 2019, tổng số vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Đông tỷ USD. Tính theo quốc gia, Việt Nam chiếm 17% con số này, tăng mạnh so với con số 5% của cả năm 2018 và chỉ đứng sau Indonesia (chiếm 48%) và Singapore (25%). Có nhiều nhân tố dẫn đến khởi nghiệp như là một lực lượng mới của nền kinh tế, trong đó có thể kể đến khả năng sáng tạo, tinh thần kinh doanh tuyệt vời của người
Việt.
Để nâng cao tinh thần đó, không thể thiếu các kiến thức nền tảng về khởi nghiệp. Nếu kiến thức về quản trị kinh doanh chủ yếu dành cho các doanh nghiệp đã đi vào phát triển ổn định, thì kiến thức về khởi sự lại hết sức thiết yếu cho quá trình hình thành các doanh nghiệp mới đầy thách thức và rủi ro. Doanh nhân khởi nghiệp cần được trang bị những kiến thức về quản trị kinh doanh dành riêng cho quá trình khởi sự doanh nghiệp, từ bước nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, quan hệ khách hàng, phân tích tài chính, tiếp thị, bán hàng cho tới kêu gọi đầu tư để phát triển quy mô. Môn học Khởi sự kinh doanh cùng với các môn học Quản trị học, Quản trị chiến lược, leadership, Quản trị Marketing, Quản trị nhân lực, Quản trị chuỗi cung ứng tạo lập nền tảng kiến thức cho chủ doanh nghiệp, người khởi sự doanh nghiệp, nhà sáng lập công ty, các quản trị viên Mục là trang bị cho người học kiến thức cơ bản, có hệ thống và hội nhập về khởi sự kinh doanh. Sau khi hoàn thành học phần này, người học sẽ nắm và thực hiện được các vấn đề sau:
Nội dung của cuốn Giáo trình Khởi sự kinh doanh gồm:
Chương 1: Tổng quan về Khởi sự kinh doanh
Chương 2: Doanh nhân
Chương 3: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Chương 4: Lập kế hoạch kinh doanh
Chương 5: Các hình thức khởi sự
Chương 6: Chiến lược khởi nghiệp
Chương 7: Chiến lược tăng trưởng
Chương 8: Chiến lược thu hồi và rút lui