Tags: Khang Việt Book , Nhà Xuất Bản Đồng Nai
Bí Quyết Thành Công Kĩ Thuật Trồng Tiêu Hiệu Quả_Kv
- Tác giả: Sách Tiếng Việt
- Thể loại: Sách Nông - Lâm - Ngư Nghiệp
- Availability: In Stock
$16.99
Bí Quyết Thành Công Kĩ Thuật Trồng Tiêu Hiệu QuảTừ nhiều năm nay, giới kinh doanh nông sản và gia vị khắp thế giới biết đến Việt Nam với tư cách của một nhà xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới. Năm 2014, ngành hồ tiêu Việt Nam vượt...
Bí Quyết Thành Công Kĩ Thuật Trồng Tiêu Hiệu Quả
Từ nhiều năm nay, giới kinh doanh nông sản và gia vị khắp thế giới biết đến Việt Nam với tư cách của một nhà xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới. Năm 2014, ngành hồ tiêu Việt Nam vượt ngưỡng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, sản lượng chiếm trên 41% tổng sản lượng các nước trồng tiêu toàn thế giới và lượng xuất khẩu đạt 58% thị phần hồ tiêu toàn cầu.
Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper Nigrum, thuộc họ Piperaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ, được người Pháp trồng ở Việt Nam từ thế kỷ XVII. Môi trường sinh trưởng tự nhiên là rừng xích đạo, nóng ẩm quanh năm, cây ưa lặng gió, che bóng, thích hợp với đất pha cát, tơi xốp, sâu, dốc thoải nhiều màu, thoát nước nhanh, lượng mưa thích hợp là 2500 – 3000 mm/năm. Hồ tiêu được trồng ở nước ta từ lâu, chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, nhiều nhất là ở Phú Quốc, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Trị và còn được trồng ra tới Nghệ An, Hà Tĩnh nhưng diện tích ít hơn.
Trong những năm qua, nghề trồng hồ tiêu đã có những bước nhảy vọt, lượng tiêu sản xuất và xuất khẩu mỗi năm tăng 20 – 30%. Năm 2001 Việt Nam xuất khẩu được 55.000 tấn Tiêu, năm 2002 đạt gần 70.000 tấn, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 2 về diện tích trồng (sau Ấn Độ) và là nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu tiêu đen với các chủng loại nổi tiếng trong và ngoài nước như: Tiêu Phú Quốc, Tiêu Cù và Tiêu Hồ Xá (Quảng Trị), Tiêu Tiên Sơn (Gia Lai), Tiêu Đất Đỏ (Bà Rịa), Tiêu Di Linh (Lâm Đồng)… Các loại tiêu này được xuất khẩu sang nhiều nước và được đánh giá cao vì có độ thơm và vị cay nồng đặc trưng.
Hiện nay, Việt Nam có 6 tỉnh trọng điểm sản xuất hồ tiêu gồm Bình Phước 12.148 ha, Đắk Nông 11.154 ha, Đắk Lắk 12.082 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu 9.074, Đồng Nai 9.010 ha, Gia Lai 11.245 ha. Trong đó, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu. Ngoài ra, nước ta còn có các vùng trồng tiêu khác như Phú Quốc (Kiên Giang) đã có thương hiệu lâu nay và vùng trồng hồ tiêu ở Quảng Trị…
Việt Nam có tốc độ xuất khẩu hồ tiêu tăng nhanh, đạt tốc độ tăng 15– 20% bình quân mỗi năm. Năm 2001, lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới với tổng lượng xuất khẩu 50.506 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 90 triệu USD. Sáu năm liên tiếp hạt tiêu của Việt Nam giữ vững vị trí số 1 về sản lượng và số lượng xuất khẩu trên thế giới. Năm 2014, ngành sản xuất hồ tiêu thế giới giảm sút do một số nước bị mất mùa đẩy giá tiêu lên cao, riêng Việt Nam vẫn ổn định, đạt diện tích hơn 73.500 ha, sản lượng gần 140.000 tấn, xuất khẩu 156.396 tấn (gồm cả lượng nhập về để tái xuất) và lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu đạt 1.2 tỷ USD.
Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu đến 97 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Đặc biệt, sản phẩm hồ tiêu chất lượng cao của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ và các nước EU ngày càng tăng. Các nước châu Âu chiếm thị phần 40%, đã chấp nhận công nghệ sản xuất hồ tiêu Việt Nam và các mặt hàng gia vị chế biến từ hồ tiêu của nước ta. Cây hồ tiêu hiện đang là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải tạo và nâng cao đời sống cho người nông dân trong nước chính vì vậy mà diện tích canh tác loại cây này cũng không ngừng tăng nhanh.
Từ nhu cầu, lợi ích, hiệu quả và những tính năng kinh tế vượt trội do cây hồ tiêu mang lại, công ty sách Khang Việt xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách “Kỹ Thuật Trồng Tiêu Hiệu Quả”, hy vọng cuốn sách sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, hữu dụng và cần thiết trong cuộc sống và công việc kinh doanh của bạn.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....