Tags: Biên dịch: Nhóm KisStartup - Hiệu đính: Nguyễn Đặng Tuấn Minh , Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam , NXB Phụ Nữ Việt Nam

B2B Tinh Gọn - Xây Dựng Sản Phẩm Mà Các Doanh Nghiệp Muốn

$20.99

Thị trường B2B vốn luôn là một thách thức với khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do những đặc thù của mình. Ở một đất nước đang hướng đến nền kinh tế thị trường, việc xuất hiện một thị trường trưởng thành về mua sắm...

Thị trường B2B vốn luôn là một thách thức với khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do những đặc thù của mình. Ở một đất nước đang hướng đến nền kinh tế thị trường, việc xuất hiện một thị trường trưởng thành về mua sắm doanh nghiệp doanh nghiệp vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Khó khăn với các startup B2B vì thế không thể vượt qua chỉ bằng nỗ lực cá nhân mà còn cần nỗ lực từ nhiều cấu phần của hệ sinh thái khởi nghiệp, những chính sách vĩ mô, hệ sinh thái dịch vụ phát triển kinh doanh và sự cởi mở từ phía các doanh nghiệp đã tồn tại trên thị trường trong thử nghiệm sản phẩm dịch vụ mới.

Chứng kiến sự loay hoay trong cách tiếp cận thị trường B2B của các startups Việt, KisStartup mong muốn giới thiệu với các bạn cuốn sách B2B tinh gọn với mong muốn cùng các bạn giảm bớt những rủi ro và từng bước tiến gần hơn những mô hình kinh doanh bền vững. Không có cuốn sách nào nói cho bạn cụ thể từng bước đến thành công, nhưng cơ hội thành công là hoàn toàn có nếu thực hành từng bước trong cuốn sách này một cách bền vững. Lấy cảm hứng từ khởi nghiệp tinh gọn nhưng lại tìm kiếm những điều chỉnh cho riêng thị trường B2B qua những thành công, thất bại để rút ra những bước đi quan trọng trong kiểm chứng sự phù hợp sản phẩm- thị trường là sợi chỉ xuyên suốt cuốn sách B2B tinh gọn.

Đúng như tinh thần của của khởi nghiệp tinh gọn, thất bại nhanh, thất bại thường xuyên hơn nhưng thất bại hướng về phía trước, B2B tinh gọn là cuốn sách giúp bạn thực sự học và trưởng thành từ thất bại của mình để tiến gần hơn những thành công hoặc chí ít để biết rằng bạn nên dừng dự án lại trước khi lãng phí thời gian, công sức theo đuổi nó.

Phiên bản tiếng Việt là nỗ lực của nhóm dịch sách khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thuộc KisStartup, với sự tham gia của các thành viên là những chuyên gia, dịch giả từ nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm có cái nhìn toàn diện và hoàn thiện cho bản dịch. Chúng tôi cũng không tránh khỏi những sai sót và khó khăn do nhiều thuật ngữ kỹ thuật khó tìm được thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt. Vì vậy, rất mong các bạn đọc góp ý và chia sẻ để chúng tôi luôn hoàn thiện trong những lần tái bản sau. Cuốn sách cũng như một nỗ lực của chúng tôi đóng góp vào công cuộc học hỏi không ngừng của startup Việt Nam để tìm ra những giải pháp bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp và vươn ra thị trường toàn cầu.

Nguyễn Đặng Tuấn Minh – Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup

Tác giả cuốn sách: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Tư duy và công cụ

LỜI NÓI ĐẦU

Đi tìm và kiểm chứng các cơ hội kinh doanh trong các tổ chức quy mô vừa đến lớn có thể quật ngã ngay cả những doanh nhân giàu kinh nghiệm nhất. Thách thức bao gồm từ việc làm chủ được chuyên môn trong ngành, xây dựng lên mạng lưới những người có ảnh hưởng, tìm kiếm người đưa ra quyết định, hiểu nhu cầu của “toàn bộ sản phẩm”, ước tính được lới tức đầu tư và giảm thiểu nhận thức về rủi ro. Bạn nên bắt đầu từ đâu và tiến hành như thế nào?

Cuốn B2B Tinh gọn giúp các doanh nhân công nghệ trả lời các câu hỏi trên trong khi vẫn giữ được tập trung vào những việc đúng đắn trên con đường khởi nghiệp. Với hơn 20 trường hợp nghiên cứu và các thông tin chi tiết từ hàng trăm doanh nhân, B2B Tinh gọn củng cố tư duy tốt nhất về phát triển khách hàng doanh nghiệp (B2B) để giúp bạn có được những thông số có ý nghĩa trong doanh nghiệp nhanh chóng và không phải dựa quá nhiều vào may mắn.

Cuốn sách sẽ giúp bạn:

Đánh giá tiềm năng thị trường để tìm ra đúng cơ hội phù hợp cho đội ngũ của bạn

Tìm ra những người chấp nhận giải pháp đầu tiên, nhanh chóng thiết lập được lòng tin và thuyết phục các đối tác kinh doanh có liên quan làm việc cùng bạn

Phát hiện và ưu tiên các vấn đề kinh doanh trong các tập đoàn và xác định các bên liên quan có sức ảnh hưởng tới việc ra quyết định mua

Tạo ra một sản phẩm khả thi tối thiểu và một lời đề nghị hấp dẫn, kiểm chứng một giải pháp và đánh giá được xem nhóm của bạn đã có mô hình sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường hay chưa

Xác định và tránh những thách thức phổ biến mà các doanh nhân phải đối mặt và học được “kỹ thuật ninja” để tăng tốc độ kiểm chứng sản phẩm – thị trường.

Tác giả:

Etienne làm việc trong lĩnh vực pha trộn giữa công nghệ, tiếp thị và thiết kế sản phẩm. Ông đã hai lần khởi nghiệp với vai trò là người sáng lập (Flagback và HireVoice), bốn lần với vai trò một doanh nhân và được nhìn nhận như một chuyên gia nghiên cứu về Tính khả dụng và UX.

Etienne có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn lớn, đã từng thiết kế một hệ thống đặt chỗ chuyến bay nhiều triệu đô-la cho trung tâm dịch vụ Aeroplan; đã từng làm việc với các nhà tư vấn sáng giá nhất và lanh lợi nhất tại ThoughtWorks.

Trong suốt hơn mười năm qua ông đã tạo giá trị được công nhận cho không ít hơn 12 doanh nghiệp cho khách hàng và các dự án cá nhân. Ông đã gặp gỡ hàng trăm doanh nhân, chạy vô số các thử nghiệm và cũng đã thử rất nhiều phương pháp để rút ra cách thức làm thế nào mang lại giá trị được công nhận về mặt kinh tế cho các ý tưởng kinh doanh.

Hiện nay Etienne là nhà tư vấn Tiếp thị & Thiết kế Sản phẩm, hỗ trợ các thương hiệu lớn và những người khởi nghiệp hiểu được khách hàng của họ để tạo ra các sản phẩm có tính sáng tạo. Ông cũng dạy về nghiên cứu người sử dụng, tính khả dụng; ông đi khắp nơi trên thế giới và đang dần dần làm ra một ngành kinh doanh.

PHỤ LỤC 4 – TẤT CẢ NHỮNG VIỆC BẠN CÓ THỂ LÀM HÔM NAY

B2B Tinh gọn là một cuốn sách để thực hành. Để giúp bạn thực hành tốt nhất các bài học và các bài tập trong cuốn sách này, tất cả các nghiệp vụ được liệt kê trong phần “Những việc bạn có thể làm hôm nay” của cuốn sách sẽ được tập trung lại trong chương này.

Hãy lướt qua danh sách tùy theo khả năng của bạn, ghi chép và đánh dấu các nghiệp vụ mà bạn đã hoàn thành theo cách của bạn phù hợp với phương pháp P-M

Bản chất của thế giới B2B

Làm quen với những gì khiến B2B trở nên khác biệt

Đánh giá hồ sơ cá nhân của bạn. Bạn biết ngành nào tốt nhất? Bạn có loại mạng lưới quan hệ chuyên gia nào? Bạn biết loại giải pháp nào? Bạn có thể thoải mái đến mức nào trong môi trường doanh nghiệp?

Làm kiểm tra tự đánh giá của B2B

Chép lại danh sách các lỗi chết người trong thị trường B2B. Tránh nó bằng mọi giá

Nơi bắt đầu

Đừng bỏ công việc hiện tại đang làm. Hãy cho mình có tự do để lựa chọn.

Ngồi lại với các đối tác của bạn. So sánh chuyên môn chức năng và chuyên môn ngành của bạn và cả niềm đam mê của bạn.

Tập kích não về các ý tưởng về cách làm thế nào để các chuyên môn chức năng của bạn chuyển hóa sang những ngành bạn thích

Đặt nền móng công việc. Thiết lập một MVV

Sớm đồng thuận với người sáng lập về đường hướng ban đầu

Lựa chọn một thị trường

Xác định từ ba tới năm thị trường để khai phá

Thực hiện nghiên cứu sơ bộ về những thị trường này. Tất cả những giả định về thị trường của bạn còn phù hợp không?

Lập bản đồ phân bổ tiền. Hiểu thứ tự ưu tiên của khách hàng tiềm năng và các giải thưởng hiện có

Ghi chép những cơ hội để tăng doanh thu, giảm chi phí và tăng sự hài lòng. Xác định các lợi ích cấp độ cao.

Tạo danh sách các vấn đề quan trọng với hồ sơ khách hàng mục tiêu của bạn. Lựa chọn một vấn đề hoặc cơ hội.

Với mỗi thị trường, hãy làm nháp elevator pitch đầu tiên của bạn.

Tìm người chấp nhận sản phẩm đầu tiên

Nghiên cứu khái niệm “Crosing the Chasm” (tạm dịch: Vượt qua hố ngăn).

Tạo danh sách người chấp nhận sản phẩm đầu tiên trong mối quan hệ công việc của bạn.

Tìm hiểu các mạng lưới chuyên gia của người bạn có liên hệ và các nhà cung cấp dịch vụ. Liệt kê toàn bộ người chấp nhận sản phẩm đầu tiên tiềm năng.

Tìm người chấp nhận sản phẩm đầu tiên qua mạng xã hội, tại sự kiện, và trực tiếp tại các công ty bạn mong muốn làm kinh doanh cùng.

Lập thứ tự ưu tiên trong danh sách người chấp nhận sản phẩm đầu tiên theo mức độ ảnh hưởng cá nhân và mức độ ảnh hưởng của công ty họ trên thị trường.

Xây dựng hồ sơ khách hàng lý tưởng cho người chấp nhận sản phẩm đầu tiên của bạn.

Tìm những cách tốt nhất để liên hệ với những khách hàng tiềm năng này.

Lưu ý có thể những người chấp nhận sản phẩm đầu tiên trong thị trường bạn hướng tới không tồn tại.

Tận dụng uy tín và hiện diện trong ngành

Tạo danh sách chuyên môn ngành và chuyên môn chức năng bạn có.

Tạo danh sách những thành tựu đáng chú ý nhất và chuyên môn giải pháp bạn đã phát triển trong những năm qua.

Viết giới thiệu bản thân làm nổi bật uy tín cá nhân.

Đọc tất cả những nghiên cứu thứ cấp có thể. Đăng ký blog, bản tin, và thông báo tin tức.

Nhìn nào thành phần mạng lưới chuyên gia của đội ngũ của bạn. Tìm kiếm những cố vấn trong ngành.

Đánh dấu những khách hàng tiềm năng có quan hệ với những người trong mạng lưới của bạn hoặc của người đồng sáng lập. Tìm những người ảnh hưởng tới họ.

Luôn nhớ: Uy tín cá nhân, Cam kết, Sự tin cậy, Đam mê và Giới thiệu từ người khác.

Liên lạc người chấp nhận sản phẩm đầu tiên

Lựa chọn lời đề nghị phù hợp mà startup của bạn có thể thực hiện cho người chấp nhận sản phẩm đầu tiên.

Kiểm tra elevator pitch. Hiểu bản chất tuyên bố giá trị của bạn.

Soạn kịch bản gọi điện và gửi email giới thiệu. Tạo một bài giới thiệu 3 giây.

Nghiên cứu kỹ lưỡng khách hàng tiềm năng. Đảm bảo thông điệp phản ánh góc nhìn của họ về thế giới.

Ghi lại những thành công và thất bại. Liên tục điều chỉnh thông điệp.

Tiến hành Phỏng vấn về vấn đề

Cải thiện những thành kiến phỏng vấn. Nhận thức những mô tuýp bạn cần tránh sử dụng.

Quyết định bạn phỏng vấn một hình hay theo cặp, trong văn phòng hay ở quán cà phê và phỏng vấn một lần hay hai.

Xác định mục tiêu của cuộc phỏng vấn. Bạn muốn cuộc phỏng vấn, giới thiệu hoặc cơ hội diễn thuyết nữa không?

Lựa chọn câu hỏi và viết kịch bản để hỗ trợ đạt được mục tiêu.

Bước ra ngoài và phỏng vấn người chấp nhận sản phẩm đầu tiên, chú ý tới những chỉ số của sự quan tâm, những bức tường trong văn phòng và ngôn ngữ cơ thể (của bạn và của họ).

Lùi lại và đánh giá phần thể hiện của bạn, điều chỉnh phù hợp và tiến tới cuộc gặp tiếp theo.

Phân tích kết quả

Lùi một bước. Xem lại những ấn tưởng của bạn về các cuộc phỏng vấn vấn đề.

Loại bỏ các trường hợp ngoại lệ. Tách biệt những giá trị không mang tính đại diện khỏi phân tích.

Cho điểm vấn đề theo tần suất. Chú ý những vấn đề xuất hiện.

Cho điểm vấn đề theo cường độ của nỗi đau. Phân biệt những vấn đề cấp bách với những vấn đề ít cấp bách hơn. Loại bỏ tất cả những vấn đề không-nhất-thiết-phải-có.

Lập bản đồ sự sẵn có của ngân sách cho các vấn đề hiện tại. Xác định người nắm giữ ngân sách.

Kiểm tra các vấn đề hiện tại và xác định ROI được kỳ vọng. Loại bỏ vấn đề ít tác động kinh doanh.

Đánh giá môi trường cạnh tranh cho những vấn đề trong danh sách. Suy nghĩ thấu đáo về bạn cần giáo dục thị trường bao nhiêu để đưa sản phẩm vào thị trường.

Xem lại những vấn đề hiện tại và tự hỏi bản thân vấn đề nào bạn muốn giải quyết. Tiếp tục với những vấn đề đó.

Tạo ra một sản phẩm có tính năng tối thiểu

Xem qua các thông tin thu thập được từ các khách hàng đang gặp vấn đề. Tạo hồ sơ khách hàng tiềm năng.

Hiểu sự cạnh tranh và các tình huống thay thế. Tìm ra giá trị chỉ mình bạn có thể cung cấp.

Tập kích não về giải pháp với đội và đối tác của bạn. Tách biệt dữ kiện và giả định.

Sắp xếp thứ tự các giả định theo mức độ rủi ro. Chỉ ra các giả định rủi ro nhất.

Xác định hai hoặc ba tính năng sẽ trực tiếp giải quyết vấn đề.

Quyết định xem đội của bạn có thể trung thành đến mức nào với sản phẩm MVP của mình.

Tạo ra MVP, và ghi nhớ trong đầu những điều NÊN và KHÔNG NÊN đối với sản phẩm MVP.

Chuẩn bị thuyết trình bán hàng

Xem lại các ghi chép của bạn để hiểu loại khách hàng tiềm năng nào đang sẵn sàng hơn cho việc bán giải pháp của bạn.

Phân loại các khách hàng tiềm năng mà bạn đã gặp – họ thuộc loại người mua ra kinh tế hay người mua sử dụng

Xác định mô hình doanh thu tốt nhất cho giải pháp của bạn kèm theo một mô hình định giá giản đơn

Giải thích giá trị mà giải pháp của bạn sẽ mang lại cho các khách hàng tiềm năng của mình.

Ước lượng thời gian giao hàng. Nếu khách hàng đồng ý ký hợp đồng hôm nay thì lúc nào việc thử nghiệm có thể bắt đầu?

Xác định loại “mồi nhử” nào mà bạn sẽ mang ra để thuyết phục khách hàng tiềm năng của mình ký hợp đồng (tùy chọn)

Hãy suy nghĩ về các chỉ số có thể giúp bạn làm sáng tỏ thỏa thuận mua có điều kiện.

Tạo một bản giởi thiệu một-trang hoặc một bài thuyết trình về giải pháp của bạn.

Khôi phục lại thông điệp của bạn và khởi chạy một trang web đã được cập nhật.

Tiếp cận trở lại với các khách hàng tiềm năng để tìm kiếm lời khuyên. Cung cấp cho họ những hiểu biết về thị trường

Tiến hành phỏng vấn về giải pháp

Diện bộ com-lê đẹp nhất, nở nụ cười thân thiện nhất và hãy thuyết trình chào hàng.

Nhanh chóng thiết lập quan hệ với khách hàng tiềm năng. Hãy là người dễ mến.

Thu hẹp khoảng cách giữa các cuộc họp trước và cuộc họp này. Bạn đã làm thêm được những gì kể từ cuộc họp trước? Nhận định lại khách hàng tiềm năng cùng với vấn đề bạn đang giải quyết

Kể một câu chuyện xung quanh startup bạn và những điều độc đáo trong cách tiếp cận của bạn.

Thăm dò giải pháp thông qua trình diễn sản phẩm thử nghiệm với tính năng tối thiểu (MVP) để hiểu được những kỳ vọng của khách hàng và những tính năng mang lại nhiều giá trị nhất.

Xác định xem bạn đã sẵn sàng bán ra chưa hay là bạn cần chốt thêm một cuộc họp nữa.

Xem xét mô hình định giá và chốt một dự án thử nghiệm với khách hàng tiềm năng, hoặc ít nhất cũng phải chốt được một cuộc họp nữa.

Cố gắng tìm gặp những người còn lại có ảnh hưởng đến người mua nếu bạn vẫn chưa gặp được hết.

Nếu bạn thành công, hãy xác định cơ sở cho một thỏa thuận làm việc.

Sự phù hợp giữa Sản phẩm và Thị trường

Hãy dành thời gian để xác định sự phù hợp P-M nào cho doanh nghiệp của bạn

Hãy ngồi cùng với các khách hàng của mình để hiểu tại sao họ mua giải pháp của bạn

Hãy tự đặt cho mình những câu hỏi khó. Chẳng hạn như bạn đã có sự phù hợp P-M chưa?

Làm trơn tru quy trình của bạn và bảo đảm tài sản thế chấp nếu như bạn đã có P-M phù hợp

Cân nhắc nhiều loại chân trụ khác nhau nếu như bạn không có P-M phù hợp

Điều chỉnh nếu bạn có một phần P-M phù hợp

Hãy chắc chắn rằng bạn vẫn đang tiến về phái trước bất kể bạn đã quyết định làm gì

Đẩy nhanh quá trình kiểm chứng Sản phẩm – Thị trường

Hiểu nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn dành thời gian. Tìm “hố nước”. Phải chăm chị xây dựng các mối quan hệ.

Tìm cách để làm việc tại văn phòng của khách hàng. Hãy cảm nhận môi trường. Báo cáo về văn hoá và sự phù hợp của sản phẩm.

Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng nhiệt tình. Kiểm nghiệm những ý tưởng với họ mỗi một hoặc hai tuần. Gặp mặt tất cả các thành viên trong hội đồng khách hàng mỗi một hoặc hai tháng.

Kết nối với những chuyên gia và nhà phân tích trong ngành. Tạo lập quan hệ với họ. Tận dụng uy tín và nhận xét của họ.

Tham gia những sự kiện triển lãm trong ngành. Xây dựng quan hệ với những người bán hàng. Giữ liên lạc với họ.

Theo dõi ứng viên tài năng và những cố vấn giàu kinh nghiệm có thể chia sẻ kiến thức chuyên môn ngành và các đầu mối liên lạc cho đội ngũ của bạn.

Tạo một phiên bản dùng thử miễn phí cho sản phẩm của bạn để thu được nhiều phản hồi nhất có thể.

Theo dõi nhiều vấn đề hoặc quy trình các cuộc phỏng vấn giải pháp nếu đội nhóm của bạn có thể quản lý nhiều mối quan tâm.

Tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo để đẩy nhanh việc kiểm chứng sản phẩm – thị trường tại nền tảng tri thức cộng đồng ().

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Recently Viewed Products