Tags: Alpha Books , Nhà Xuất Bản Công Thương
7 Nguyên Tắc Bất Biến Để Xây Dựng Doanh Nghiệp Nhỏ - Steven S. Little
- Tác giả: Steven S. Little
- Thể loại: Sách Khởi Nghiệp
- Availability: In Stock
$20.99
7 Nguyên Tắc Bất Biến Để Xây Dựng Doanh Nghiệp Nhỏ Để khởi sự và phát triển thành công một doanh nghiệp nhỏ, nhất định cần chú trọng đúng mức các nguyên tắc nền tảng. Những nguyên tắc đó là gì? sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi hóc búa này...
7 Nguyên Tắc Bất Biến Để Xây Dựng Doanh Nghiệp Nhỏ
Để khởi sự và phát triển thành công một doanh nghiệp nhỏ, nhất định cần chú trọng đúng mức các nguyên tắc nền tảng. Những nguyên tắc đó là gì? sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi hóc búa này thông qua cuốn sách nổi tiếng của ông: . Với kinh nghiệm của một nhà lãnh đạo lâu năm và cái nhìn của một nhà nghiên cứu, tác giả hiểu rõ đâu là những nhân tố lý thuyết và thực tế mà doanh nghiệp nhỏ không thể bỏ qua.
chính là tổng kết quan trọng từ những hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc đó. Đây là những lời khuyên nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ giải quyết những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến kế hoạch kinh doanh, đội ngũ nhân viên, khách hàng, công nghệ, thị trường…
Đồng thời, đó cũng là những chiến lược và chiến thuật giúp doanh nghiệp nhỏ duy trì các lợi thế cạnh tranh và đứng vững trên thị trường luôn luôn biến đổi.
Bên cạnh đó, cuốn sách còn đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn cao với những bài kiểm tra tính cách doanh nhân và các ví dụ thực tế. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy ở đây những gợi ý hữu ích và thiết thực để tìm ra con đường phát triển tối ưu cho doanh nghiệp của mình.
Đánh giá về cuốn sách 7 Nguyên Tắc Bất Biến Để Xây Dựng Doanh Nghiệp Nhỏ
“Cuốn sách sẽ giúp bạn gieo hạt giống của sự phát triển và gặt hái một mùa lợi nhuận bội thu. sẽ chỉ cho bạn ADN của GIẢI PHÁP! Hãy sở hữu ngay cuốn sách tuyệt vời này.” - Jeffrey Gitomer, tác giả cuốn sách Kinh thánh về nghệ thuật bán hàng
“Hơn cả những nghiên cứu hấp dẫn, cuốn sách cung cấp cách tư duy tốt nhất để duy trì chiến thắng cho doanh nghiệp nhỏ.” - Joe Calloway, tác giả những cuốn bestseller như Becoming a Category of One, I
“Doanh nghiệp của bạn sẽ gặp nguy hiểm nếu bỏ qua các nguyên tắc của ." - Andrew Field, Chủ tịch của PrintingF, được xếp vào danh sách 500 doanh nghiệp do tạp chí Inc. bình chọn năm 2002, 2003, 2004.
Trích dẫn sách 7 Nguyên Tắc Bất Biến Để Xây Dựng Doanh Nghiệp Nhỏ
Đây không phải là một cuốn cẩm nang. Trong nhiều năm, tôi diễn thuyết trước hàng chục nghìn chủ doanh nghiệp và nhà quản lý quan tâm tới sự tăng trưởng doanh nghiệp. Sau buổi diễn thuyết, họ thường gọi điện hoặc gửi e mail cho tôi để hỏi thêm. Câu hỏi thứ hai họ thường hỏi tôi là: “Tôi nên mua cuốn sách nào có thể hướng dẫn tôi phát triển công việc kinh doanh của mình?”
Câu hỏi này rất thú vị vì nhiều lý do. Thứ nhất, họ không bao giờ hỏi: tôi nên “đọc” cuốn sách nào? mà luôn luôn là “mua”. Câu hỏi này ngụ ý chỉ hành động mua cuốn sách, ở một góc độ nào đó, có ích cho sự phát triển doanh nghiệp. Biên tập viên của tôi tổng kết rằng độc giả thật sự đọc chưa đến 20% sách kinh doanh mà họ mua.
Lý do thứ hai, không tác giả nào có thể viết được một cuốn sách mô tả chi tiết cách thức phát triển doanh nghiệp của bạn. J. Paul Getty (nhà quản lý doanh nghiệp nổi tiếng) từng nói: “Không ai có thể đạt được thành công thật sự và vĩnh cửu hoặc “làm giàu” trong kinh doanh bằng cách biến mình thành kẻ theo đuôi người khác”. Bạn thường nhìn thấy một cuốn cẩm nang liệt kê mười bảy bước đảm bảo cho phát triển doanh nghiệp nhưng nó cũng không có tác dụng. Các bước liệt kê trong cẩm nang không thể giúp doanh nghiệp bạn phát triển được.
Thay vì đưa ra danh sách công việc cụ thể, cuốn sách này nghiên cứu và xác định những vấn đề mà các công ty thành công thường chú trọng. Trong những vấn đề này, điều kỳ diệu xuất hiện và do bạn tạo ra: sự đổi mới và khám phá mới, sự phát triển và thay đổi có tính cách mạng được quản lý và thực hiện triệt để chính là nguồn gốc của sự tăng trưởng thật sự, ổn định và lợi nhuận. Nói cách khác, tôi không chỉ ra việc bạn phải làm mà gợi ý những nơi bạn có thể tìm thấy việc cần làm. Phần cuối mỗi nguyên tắc, tôi liệt kê các bước nên làm tiếp theo. Trong bất kỳ trường hợp nào, không nên hiểu chúng là những gợi ý cụ thể. Chúng chỉ là những lời khuyên nhằm giúp bạn tìm ra triển vọng tương lai cho mình.
Đây không phải là một cuốn sách tài chính. Bất kỳ công ty nào, dù lớn hay nhỏ, đều cần xây dựng hệ thống truyền thông tin chính xác và liên tục tới lãnh đạo về tình hình tài chính của công ty. Mỗi doanh nghiệp tôi từng lãnh đạo, luôn có một báo cáo vào buổi sáng hàng ngày, trong đó cung cấp những thông tin quan trọng nhất của ngày, tháng, năm tính đến thời điểm đó. Doanh thu, đơn đặt hàng, khoản phải trả, khoản phải thu, hàng tồn kho và “hệ số thanh toán nhanh” (chỉ số đo lường mức độ thanh khoản)… chỉ là một số chỉ tiêu phải kiểm tra hàng ngày. Báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải được lập, kiểm tra và nghiên cứu hàng tháng. Làm như vậy sẽ giúp ích cho sự phát triển doanh nghiệp nhỏ của bạn.
Đây là lần cuối cùng bạn nghe về tài chính trong cuốn sách này. Sự thật là, đối với nhiều chủ doanh nghiệp, tài chính là một chủ đề khá khô khan. Hơn nữa, cũng đã có rất nhiều cuốn sách hay viết về chủ đề này. Đó là lý do khiến tôi quyết định hạn chế đề cập trực tiếp đến tài chính trong cuốn sách này. Tuy vậy, tôi vẫn phải lưu ý mặc dù không được đề cập trực tiếp nhưng các yếu tố tài chính đóng vai trò quan trọng xuyên suốt cuốn sách.
Bạn không thể giữ chân những nhân viên giỏi nhất nếu không thể trả mức lương cao cho họ do không biết cách quản lý lưu lượng tiền mặt. Bạn cũng không thể phát huy sức mạnh công nghệ khi không thể xác định được những vấn đề trong bản Báo cáo lỗ, lãi? Một trong những kỹ thuật quan trọng nhất để lôi kéo khách hàng của các công ty là cung ứng hàng hóa và dịch vụ đúng hẹn. Cách quản lý hợp lý hàng tồn kho như sản phẩm, linh kiện hay lượng công việc trong một giờ là một khía cạnh tài chính quan trọng nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Chắc rằng bạn đã hiểu được ý tôi muốn diễn đạt. Mỗi một nguyên tắc trong bảy nguyên tắc sau đây liên quan đến khả năng giám sát và giải thích dữ liệu tài chính của doanh nghiệp bạn. Bạn không cần phải trở thành một chuyên gia tài chính nhưng nó sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn biết cách ứng dụng. Như chúng tôi vẫn thường nói ở North Carolina: “Bây giờ mình đã hiểu”
Từ nguyên tắc, cũng giống như từ không thể bác bỏ, có nhiều nội hàm khác nhau. Nếu tra trong từ điển đồng nghĩa, bạn sẽ thấy có nhiều từ gần nghĩa với từ nguyên tắc như nghị định, mệnh lệnh hay điều luật, đều có ý nghĩa bắt buộc phải tuân thủ. Bạn cũng sẽ tìm thấy một số từ đồng nghĩa với ý tôi muốn diễn đạt trong cuốn sách này như thông lệ, thông thường, tập quán. Ví dụ: “Ở các công ty phát triển, làm việc chăm chỉ là điều bình thường, không phải là cá biệt”. Đó là cách tôi muốn bạn hiểu các nguyên tắc này không phải là những điều luật − là thứ bạn bắt buộc phải tuân theo − mà là những phương hướng hành động chung đã được chứng minh có hiệu quả ở nhiều công ty.
Điều cuối cùng tôi muốn nhắn tới độc giả là: tôi không nói bạn phải tuân thủ đúng bảy nguyên tắc này để thành công trong kinh doanh. Mục đích của tôi là chia sẻ những hiểu biết mà tôi đã tích lũy được thông qua thực tiễn đổi mới và cách thức điều hành thành công của các công ty tư nhân. Bằng những thông tin đó, tôi hy vọng bạn sẽ tự tìm ra con đường mới phát huy mọi tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh cho mình.
Mục lục sách 7 Nguyên Tắc Bất Biến Để Xây Dựng Doanh Nghiệp Nhỏ
- Lời mở đầu:
- Tôi thật sự đã nói "Đây là những nguyên tắc bất biến”
- 1. Quan niệm thực tiễn về doanh nghiệp nhỏ.
- 2. Bạn thật sự là người có tinh thần doanh nhân?.
- 3. Nguyên tắc thứ nhất: Thiết lập và duy trì mục đích rõ ràng
- 4. Nguyên tắc thứ hai: Hiểu biết thấu đáo về thương trường
- 5. Nguyên tắc thứ ba: Xây dựng hệ thống kế hoạch tăng trưởng hiệu quả.
- 6. Nguyên tắc thứ tư: Phát triển quy trình hướng đến khách hàng
- 7. Nguyên tắc thứ năm: Tận dụng sức mạnh công nghệ
- 8. Nguyên tắc thứ sáu: Thu hút và giữ chân những người tài năng nhất
- 9. Nguyên tắc thứ bảy. Dự đoán bức tranh tương lai
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....