Nội dung cuốn Kỷ Luật Tự Thân: 5 Hệ Thống Phá Bỏ Sự Vô Tổ Chức, Làm Chủ Cuộc Sống - Sách Phát Triển Bản Thân Chỉ khi tự giác, chúng ta mới có thể trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình. Cuốn sách Kỷ luật tự thân - 5 hệ thống phá bỏ sự vô tổ chức, làm chủ cuộc sống không giống với đa số những quyển sách viết về sự tự giác khác trên thị trường. Từng trang sách là sự tổng kết toàn diện của tác giả Kris nói về các phương pháp luận, hướng dẫn thực thành thực tiễn, đồng thời kèm theo số liệu, hình ảnh và ví dụ chi tiết nhất để độc giả có thể hình thành nên thói quen và thay đổi hoàn toàn trạng trái sống hỗn loạn và tự “lột xác” thông qua 5 hệ thống tự giác là: Hệ thống động cơ, hệ thống hành động, hệ thống thành tựu, hệ thống cân bằng và hệ thống phát triển. Nội dung sách Kỷ luật tự thân - 5 hệ thống phá bỏ sự vô tổ chức, làm chủ cuộc sống Thay vì nói đây là cuốn sách viết về sự tự giác thì thực tế nó lại là một câu chuyện kể về phương pháp hướng dẫn một người bình thường đổi mới cuộc sống của mình bằng tinh thần tự giác thông qua 5 chương sách - tương ứng 5 hệ thống phá bỏ sự vô tổ chức: Chương 1: Hệ thống động cơ - đổi mới tư duy Chương 2: Hệ thống hành động - hành động để tạo nên bước ngoặt Chương 3: Hệ thống thành tựu - lấy kết quả đập tan bế tắc Chương 4: Hệ thống cân bằng - cân bằng động Chương 5: Hệ thống phát triển - không ngừng phát triển Lời kết: Lời khuyên cuối cùng: hãy quên chuyện “tự giác” Những điều đặc biệt ẩn chứa trong cuốn sách Kỷ luật tự thân - 5 hệ thống phá bỏ sự vô tổ chức, làm chủ cuộc sống: Có một câu nói: “Tự giác, là thói quen của người ưu tú.” Nhưng những người ưu tú không phải bẩm sinh họ đã tự giác sẵn, bản thân họ cũng phải trải qua quá trình chủ động rèn luyện tinh thần tự giác thì mới có thể từng bước hình thành nên những thói quen trong tư duy và hành vi của họ, và chính những thói quen ấy đã tạo nên sự ưu tú của họ ở hiện tại. Ở cuốn sách Kỷ luật tự thân: 5 hệ thống phá bỏ sự vô tổ chức, làm chủ cuộc sống tác giả đã dùng biểu đồ “Kim tự tháp Tự giác” - hay còn được gọi chung là “Năm hệ thống tự giác” để làm sườn cho toàn bộ nội dung, đồng thời kết hợp với các trường hợp “áp lực hành động” mà độc giả thường gặp nhất, nhằm đưa ra phương án giải quyết tương ứng dựa vào tinh thần tự giác. Từng hệ thống sẽ tương ứng với từng giai đoạn tự giác khác nhau, đồng thời cả hai phía sẽ thúc đẩy lẫn nhau và đưa chúng ta vào vòng tuần hoàn theo hướng tích cực của tính tự giác. Kỷ luật tự thân - cuốn sách bất kỳ ai cũng nên đọc ít nhất một lần: Trong cuốn sách không chỉ có những lý luận và phương pháp uyên thâm, sâu xa, mà còn đan xen những câu chuyện có thật, những loại công cụ tự giác và mọi kiểu yêu cầu liên quan đến sự tự giác, ý nghĩa đích thực từ những công cụ ấy để dẫn dắt bạn chạy về phía mục tiêu sống của mình một cách dứt khoát hơn, vững vàng hơn và bền bỉ hơn. Tất cả các lý luận, công cụ và thành quả thực tiễn trong sách chung quy lại cũng chỉ là các “phần mềm giúp đẩy nhanh tốc độ”, “trạm tiếp tế” hay “vũ khí hành tẩu giang hồ” và mục đích chính là để giúp bạn dựa vào sứ mệnh sống để suy nghĩ sâu hơn về mục tiêu sống của mình. ...