Tags: Nhà Xuất Bản Tri Thức
Tự Do Kinh Tế , Đòn Bẩy Phát Triển Việt Nam - Trần Lê Anh
- Tác giả: Trần Lê Anh
- Thể loại: Sách Tiếng Việt
- Availability: In Stock
$17.99
TỰ DO KINH TẾ VIỆT NAM Báo cáo "Chỉ số tự do kinh tế 2018" xếp hạng 180 nền kinh tế, trong đó 102 nền kinh tế đã cải thiện chỉ số tự do kinh tế, 75 nền kinh tế giảm chỉ số này và 3 nền kinh tế giữ...
TỰ DO KINH TẾ VIỆT NAM
Báo cáo "Chỉ số tự do kinh tế 2018" xếp hạng 180 nền kinh tế, trong đó 102 nền kinh tế đã cải thiện chỉ số tự do kinh tế, 75 nền kinh tế giảm chỉ số này và 3 nền kinh tế giữ nguyên chỉ số. Có 6 nền kinh tế được xếp hạng "tự do" (từ 80 điểm trở lên) và 90 nền kinh tế thuộc hạng "cơ bản tự do" (70 - 79,9 điểm) hoặc hạng "tự do vừa phải" (60 - 69,9 điểm).
Như vậy có 96 nền kinh tế đã tạo môi trường thể chế thuận lợi cho các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân. Dù vậy, vẫn còn 63 nền kinh tế được đánh giá là "cơ bản không tự do" (50 - 59,9 điểm) và 21 nền kinh tế thuộc hạng tự do kinh tế "bị áp chế" (dưới 50 điểm).
Báo cáo ghi nhận ở các nền kinh tế thuộc hạng "tự do" và "cơ bản tự do", thu nhập bình quân đầu người cao hơn hai lần so với bình quân các nước và cao hơn năm lần so với các nền kinh tế thuộc hạng "bị áp chế".
10 nền kinh tế thuộc top 10 lần lượt là Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, New Zealand, Thụy Sĩ, Úc, Ireland, Estonia, Anh, Canada và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). 10 nền kinh tế đứng cuối bảng gồm CHDCND Triều Tiên, Venezuela, Cuba, Congo, Eritrea, Guinea Xích đạo, Zimbabwe, Bolivia, Algeria và Djibouti.
Việt Nam xếp hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, thua Lào (53,6 điểm, hạng 34), Myanmar (53,9 điểm, hạng 33) và Campuchia (58,7, điểm hạng 22).
Báo cáo nhận xét tổng điểm của Việt Nam đã tăng 0,7 điểm so với năm trước nhờ nỗ lực cải cách chính sách thuế, tăng cường chính phủ liêm chính và gia tăng hiệu quả của bộ máy pháp luật. Ngược lại, Việt Nam vẫn còn thấp điểm về các chỉ số tự do thương mại, quyền tư hữu và tự do lao động.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Trần Lê Anh sinh năm 1976 tại Đà Nẵng, sang Mỹ định cư cùng gia đình vào năm 1994, hiện đang sống tại thành phố Boston, thuộc bang Massachusetts.
Lấy bằng cử nhân kinh tế (tốt nghiệp loại tối ưu - summa cum laude) và thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại Đại học Massachusetts Boston (Umass Boston).
Lấy bằng tiến sĩ (Ph.D.) thuộc ngành Luật, Chính sách, và Xã hội (chuyên về luật và kinh tế, chính sách thương mại quốc tế) tại Đại học Northeastern (Northeastern University) năm 2004. Bắt đầu giảng dạy đại học từ đó đến nay.
Hiện giảng dạy các môn kinh tế và quản trị tại Đại học Lasell, và cũng là Giám đốc điều hành chương trình Vietnam Shoulder to Shoulder của trường này, đưa sinh viên đi thực tế tại Việt Nam hằng năm (đặc biệt là tại Làng Trẻ em SOS Đà Nẵng). Từng giảng dạy tại Đại học Fisher và Đại học Massachuetts, Boston.
TÁC PHẨM
Cuốn sách này là tập hợp những bài viết và trả lời phỏng vấn của Giáo sư Trần Lê Anh đăng rải rác trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước về các vấn đề kinh tế, phát triển, và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong khoảng thời gian mười năm qua.
Mười năm qua, cũng là thời gian mà nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức sau một giai đoạn bứt phá khi nước ta kí Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kì và gia nhập WTO. Bên cạnh những thành tựu nhất định (chẳng hạn như việc giảm mạnh tỉ lệ đói nghèo, phát triển kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng giao thương với các nước và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao), quá trình phát triển của Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều bất cập.
Những nhược điểm trong quá trình phát triển của Việt Nam đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách cấp bách và thiết thực để đưa Việt Nam đi đúng trên con đường phát triển bền vững. Những chính sách này phải được thực hiện một cách minh bạch, vì lợi ích chung của toàn dân, và thúc đẩy tự do kinh tế để khai phóng sức dân.
MỤC LỤC QUYỂN SÁCH
Phần I
Nền tảng cho phát triển
Đòn bẩy tự do kinh tế
Đi tìm mục tiêu kinh tế cho Việt Nam
Đi tìm một vài giá trị nền tảng cho chính sách
Luật và phát triển
Ba trở lực kiềm chế Việt Nam phát triển
Việt Nam cần mô hình mới
Bất bình đẳng và bất ổn
Một “nền kinh tế nhân ái” cho Việt Nam
Phần II
Từ vĩ mô đến vi mô: Một vài khó khăn điển hình
Việt Nam không dễ kiềm chế lạm phát
Từ các điểm yếu cố hữu của nhập siêu đến khó khăn tỉ giá
Kinh tế Việt Nam saucác đánh giá của quốc tế mới đây
Việt Nam nên làm gì sau khibị Fitch đánh tụt hạng?
Chiến lược cho hàng Việt Nam
Giải pháp cho giá sữa
Tham khảo nước láng giềng: những "góc khuất" của kinh tế Trung Quốc
Đối đầu kinh tế Mĩ-Trung:Triệt hạ đối thủ hay công bằng thương mại?
Phần III
Hội nhập kinh tế toàn cầu
Cơ hội giao thương Việt-Mĩ thời Tổng thống Trump
Thép nhôm và chính trị thương mại Mĩ
Tận dụng chất xúc tác từ hội nhập để phát triển
Việt Nam trong bối cảnh kinh tế Đông Á
Việt Nam cảm nhận mặt trái của thương mại tự do
Bối cảnh thương mại quốc tế và định hướng cho Việt Nam
Đường hướng chính sách thương mại Mĩ
Khoảng cách giữa tinh thần của luật chống bán phá giá của Mĩ và sự thực thi
Nên sử dụng công cụ chống bán phá giá
Đẩy mạnh giao thương Việt-Mĩ để phát triển
Hiệp định TPP:Một cơ hội cho Việt Nam
Phần IV
Vài nét chấm phá trong quan hệ quốc tế
Quan hệ Việt-Mĩ thời Chính quyền Trump
Tư thế của Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kì và Trung Quốc
Quan hệ Việt-Mĩ ấm dần
Cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông
Biển Đông: Vấn đề địa chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc
Đóng góp của Nhật trong quá trình phát triển của Việt Nam
Việt Nam muốn cân bằng quan hệ kinh tế với Hoa Kì, Trung Quốc
Quan hệ Việt-Mĩ 15 năm qua
Việt Nam có bạn cạnh tranh mới
4) Điểm nhấn
Trong thế giới ngày nay, không ai phủ nhận tầm quan trọng về vai trò của nhà nước. Can thiệp hay không can thiệp đều phải là một lựa chọn có chủ đích. Một nhà nước vì dân thì phải biết giới hạn quyền lực và tạo điều kiện để người dân có thể tự do phát huy hết khả năng của mình.
(Đòn bẩy tự do kinh tế)
Hơn bao giờ hết, Việt Nam đang ở thời điểm cần cân nhắc lại chiến lược phát triển đất nước. Phát triển kinh tế cần phải làm mục tiêu nền tảng cho chính sách thay vì những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
(Đi tìm mục tiêu kinh tế cho Việt Nam)
Và tất nhiên khi lợi ích kinh tế Mĩ ở Việt Nam càng cao thì mối quan tâm của Mĩ đối với Việt Nam càng lớn. Trước những thử thách trong khu vực, đặc biệt là vùng Biển Đông, Việt Nam cần một đối tác đáng tin cậy có mong muốn Việt Nam được thịnh vượng và vẹn toàn trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.
(Cơ hội giao thương Việt-Mĩ thời Tổng thống Trump)
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....