Tags: Forbes Việt Nam
Tạp Chí Forbes Việt Nam - Số 112 (Tháng 12.2022) - 100 Công Ty Nộp Thuế Lớn Nhất
- Tác giả: nhieu tac gia
- Thể loại: Tạp Chí - Catalogue
- Availability: In Stock
$18.99
Tạp chí Forbes Việt Nam ẤN PHẨM TIẾNG VIỆT CỦA TẠP CHÍ KINH DOANH HÀNG ĐẦU ĐÃ CÓ MẶT TRÊN HƠN 40 QUỐC GIA Forbes Việt Nam cung cấp những thông tin và góc nhìn sâu sắc về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh, hướng tới đối tượng lãnh đạo doanh...
Tạp chí Forbes Việt Nam
ẤN PHẨM TIẾNG VIỆT CỦA TẠP CHÍ KINH DOANH HÀNG ĐẦU ĐÃ CÓ MẶT TRÊN HƠN 40 QUỐC GIA
Forbes Việt Nam cung cấp những thông tin và góc nhìn sâu sắc về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh, hướng tới đối tượng lãnh đạo doanh nghiệp và cộng đồng doanh nhân. Nội dung của Forbes Việt Nam được thực hiện bởi đội ngũ phóng viên kinh tế, kinh doanh hàng đầu Việt Nam, kết hợp với các phóng viên, cộng tác viên trong khu vực và quốc tế.
Forbes Việt Nam là ấn bản kinh doanh cao cấp, giải pháp truyền thông tối ưu để các công ty và thương hiệu tiếp cận với tập khách hàng cao cấp. Bạn đọc của Forbes đa phần là lãnh đạo chủ chốt hoặc bạn đọc trẻ có mức thu nhập khá của tất cả các ngành hàng tiêu dùng.
NỘI DUNG NỔI BẬT SỐ #112
Ấn phẩm cuối cùng của năm 2022 chủ đề 100 công ty nộp thuế lớn nhất, với những câu chuyện kinh doanh về các doanh nghiệp FDI. Điều này có lý do khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ tầm quan trọng đặc biệt với nền kinh tế Việt Nam. Số liệu thống kê chín tháng đầu năm 2022 cho thấy Việt Nam xuất khẩu 314 tỉ đô la Mỹ, trong đó các doanh nghiệp FDI chiếm 74% tổng giá trị. Chúng ta có sáu ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỉ đô la Mỹ như điện thoại – điện tử, máy móc chế tạo, da giày – dệt may, đồ gỗ… thì tỉ trọng của khối doanh nghiệp FDI áp đảo từ 63%–99%.
Trong danh sách 100 công ty nộp thuế lớn nhất, xét theo cơ cấu nguồn vốn có 22 công ty nhà nước, 42 doanh nghiệp tư nhân (phần lớn địa ốc và ngân hàng), 8 liên doanh và 28 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, các lĩnh vực kinh doanh lớn nhất nằm ở các mảng đáp ứng nhu cầu lớn nhất của xã hội như bất động sản, hàng hóa tiêu dùng và tài chính là phù hợp với quy luật phát triển. Nhưng “tầm vóc” của dòng vốn FDI chưa phản ánh đầy đủ trong danh sách này do chính sách ưu đãi thuế, thu hút đầu tư.
Vào đầu thập niên 1990 khi nền kinh tế mở cửa hội nhập, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút vốn ngoại, các doanh nghiệp FDI được áp dụng thuế suất thuế phổ thông lợi tức ở mức 25%, một số dự án khuyến khích đầu tư có mức thuế suất ưu đãi và miễn giảm thuế lợi tức trong một số năm tiếp theo. Trong khi đó, mức thuế suất thuế lợi tức của các doanh nghiệp trong nước lên tới 30%–50% tùy ngành nghề kinh doanh. Sau này, qua nhiều lần cải cách, sửa đổi thuế, khoảng cách được rút ngắn và áp dụng mức 20% nhưng trong nhiều ngành nghề để khuyến khích thu hút đầu tư, doanh nghiệp FDI vẫn được hưởng nhiều ưu đãi.
Cuối năm 2021, Việt Nam cùng 135 quốc gia khác tham gia Công ước đa phương về thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định nhằm ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận (MLI). Theo đó, các doanh nghiệp đa quốc gia được hưởng lợi từ các ưu đãi thuế với mức thuế suất thấp hơn mức tối thiểu 15% sẽ phải thanh toán chênh lệch cho quốc gia đặt trụ sở. Điều này khiến Việt Nam mất đi lợi thế đáng kể trong việc thu hút đầu tư bằng thuế suất ưu đãi như trong quá khứ. Vì vậy, bên cạnh việc cần sớm tính toán tác động và phản ứng nhanh, thay đổi chính sách thu hút doanh nghiệp FDI từ phía chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam cần củng cố nội lực, lớn mạnh để trở thành các trụ cột của nền kinh tế.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....