Tags: Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức , NXB Dân Trí

Lần Theo Dấu Ký Ức

$32.99

LẦN THEO DẤU KÝ ỨC ●       Nhà xuất bản: Dân Trí ●       Đơn vị phát hành: Công ty Xuất bản Thiện Tri Thức ●       Ngày xuất bản: 12/2023 ●      Tác giả: Eric Richard Kandel  ●       Số trang: 588 trang ●       Khổ sách: 15.5 x 24 cm Biến cố cuộc đời là thứ quăng ta nát vụn...

LẦN THEO DẤU KÝ ỨC

●       Nhà xuất bản: Dân Trí

●       Đơn vị phát hành: Công ty Xuất bản Thiện Tri Thức

●       Ngày xuất bản: 12/2023

●      Tác giả: Eric Richard Kandel 

●       Số trang: 588 trang

●       Khổ sách: 15.5 x 24 cm

Biến cố cuộc đời là thứ quăng ta nát vụn vào bức tường số phận. Liệu ta sẽ chịu khuất phục trước nó hay ta chọn gom dán lại từng mảnh vỡ rồi gắng gượng vượt qua. Khoảng gần một thế kỷ trước, hàng triệu người Do Thái đã bị thảm sát trong nạn diệt chủng. Cậu bé Eric đã may mắn sống sót nhưng những ám ảnh kinh hoàng của biến cố “Đêm Thủy Tinh Vỡ” vẫn dội về trong tâm trí cậu nhiều thập kỷ sau đó. Trong hành trình “lần theo dấu kí ức” để hiểu nguồn cơn của nó, Eric đã góp phần tạo nên cuộc cách mạng làm thay đổi hoàn toàn ngành khoa học tâm trí và mang tới những hiểu biết sâu sắc về trí nhớ.

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều có những điều khiến ta nhớ mãi, sự ra đi của người mà ta yêu thương, sự dang dở của mối tình tuổi trẻ, sự vang vọng của tiếng gọi “Mẹ ơi”, nụ cười giòn tan của đứa trẻ thơ, hay giây phút ta bật khóc khi điều mong mỏi bấy lâu đã trở thành hiện thực… Những nốt buồn vui này là nguyên liệu để bạn sáng tác giai điệu của riêng mình. Để khi chuyến tàu cuộc đời đi đến điểm cuối cùng, khi những con sóng xóa mờ đi dấu chân trên bờ cát, bạn rời đi và mãn nguyện. Qua cuốn sách, bạn có thể bắt gặp mình đâu đó trong những câu chuyện rất đời của tác giả. Đồng thời, bạn hãy thắt thật chặt dây an toàn cho chuyến du hành tâm trí mà Eric sẽ dẫn bạn đi, để hiểu hơn về trí nhớ, thứ liên kết trải nghiệm của ta trong mỗi khoảnh khắc cuộc sống. “Nếu không có những chuyến du hành trong quá khứ, chúng ta chẳng thể nào nhận thức được bản thân mình, chẳng thể nào gợi lại được những kỷ niệm vui buồn trong mỗi chặng đường đời.” Rất mong bạn đọc sẽ có thật nhiều cảm xúc qua từng trang sách.

Đặc biệt, một lời mời đọc xin gửi tới những độc giả trẻ đam mê khoa học. Câu chuyện của Eric như mồi lửa châm vào ngọn đuốc sẽ thắp sáng con đường bạn đi, tiếp thêm cho bạn niềm tin vào ước mơ sâu thẳm mà bạn giữ trong tim mình. “Không phải vì nhìn thấy hy vọng nên mới tiếp tục cố gắng, mà vì cố gắng kiên trì nên cuối cùng cũng thấy hy vọng.” Mong bạn hãy
tiếp tục vững bước, những gì bạn gieo xuống ngày hôm nay nhất định sẽ cho trái ngọt sau này.
                                                                                                              - Dịch giả Hiếu Lam (Trần Trung Hiếu)

- Lần theo dấu ký ức: Cuộc cách mạng trong ngành khoa học tâm trí của Eric R. Kandel là một kiệt tác của trí tuệ, khởi động một chuyến du hành vào ký ức, khoa học thần kinh và các vùng đất bí ẩn của tâm trí con người. Tiến sĩ Kandel, một nhà khoa học đoạt giải Nobel Y-Sinh, cùng độc giả đi vào bối cảnh phức tạp của ký ức, nơi khoa học thần kinh hội tụ với sự kỳ diệu của trải nghiệm con người. Khi lướt qua các trang của cuốn sách này, độc giả trở thành một nhà thám hiểm trên những lãnh thổ chưa được khám phá trong tâm trí, nơi chứa đựng những phức tạp có chiều sâu của ký ức đang dần hiển lộ những nét đáng kinh ngạc mà giản đơn của nó.

MỤC LỤC
PHẦN 1 
1. Những kỷ niệm cá nhân và nghiên cứu sinh học
về sự lưu giữ ký ức

2. Tuổi thơ tại Vienna

3. Một nền giáo dục Mỹ


PHẦN 2 

4. Từng tế bào một!

5. Ngôn ngữ của tế bào thần kinh

6. Cuộc trò chuyện giữa các tế bào thần kinh

7. Hệ thống thần kinh vừa đơn giản vừa phức tạp

8. Các loại trí nhớ khác nhau, các vùng não khác nhau

9. Tìm kiếm một hệ thống lý tưởng để nghiên cứu trí nhớ

10. Những tương đồng thần kinh trong quá trình học tập


PHẦN 3 

11. Củng cố kết nối synap

12. Một trung tâm cho sinh học thần kinh và hành vi

13. Học tập thậm chí có thể thay đổi
một hành vi đơn giản 

14. Trải nghiệm làm thay đổi synap

15. Cơ sở sinh học của tính cá thể

16. Các phân tử và trí nhớ ngắn hạn

17. Trí nhớ dài hạn

18. Các gen liên quan đến trí nhớ

19. Cuộc trò chuyện giữa gen và synap 


PHẦN 4 

20. Quay trở lại trí nhớ phức tạp

21. Synap cũng lưu giữ những kỷ niệm quý báu nhất của chúng ta

22. Hình ảnh thế giới bên ngoài của bộ não

23. Chú ý! Chú ý!


PHẦN 5 

24. Viên thuốc tròn nhỏ

25. Chuột, người và những bệnh tâm thần

26. Một hướng đi mới cho bệnh lý tâm thần

27. Sinh học và sự phục hưng tư tưởng của phân tâm học

28. Ý thức


PHẦN 6 

29. Khám phá lại Vienna qua Stockholm

30. Học hỏi từ ký ức – những triển vọng


 

- TRÍCH ĐOẠN SÁCH HAY: Người ta thường hỏi tôi: “Chương trình đào tạo tâm thần đã đem lại cho ông những gì? Nó có giúp ích cho sự nghiệp của một nhà khoa học thần kinh như ông không?”
Tôi luôn ngạc nhiên trước những câu hỏi như vậy, bởi vì đối với tôi, rõ ràng là chương trình đào tạo tâm thần và mối quan tâm của tôi với phân tâm học có liên kết chặt chẽ với cốt lõi tư duy khoa học của tôi. Chúng đã mang đến cho tôi một quan điểm về hành vi, và quan điểm đó đã ảnh hưởng gần như mọi phương diện nghiên cứu của tôi. Nếu tôi bảo lưu chương trình học nội trú và đến Pháp sớm hơn để dành nhiều thời gian làm việc trong phòng thí nghiệm về sinh học phân tử thì có lẽ, tôi đã nghiên cứu cơ sở sinh học phân tử của điều hòa gen trong não vào thời điểm sớm hơn một chút trong sự nghiệp của mình. Thế nhưng, những ý tưởng bao trùm hơn đã ảnh hưởng đến công việc của tôi và thôi thúc sự quan tâm của tôi đối với trí nhớ vô thức và có ý thức, những ý tưởng ấy xuất phát từ một tầm nhìn về tâm trí mà tâm thần và phân tâm học đã mở ra cho tôi. Vì thế, sự nghiệp đầu tiên của tôi với tư cách là một nhà phân tâm học đầy hoài bão chẳng hề lãng phí, mà đúng hơn, nó là nền tảng vững chắc của tất cả những thành tựu mà tôi đã đạt được kể từ đó.
Các sinh viên y khoa mới tốt nghiệp muốn làm nghiên cứu thường hỏi tôi liệu họ nên đăng ký các môn học cơ bản hay nên đi vào nghiên cứu ngay. Tôi luôn thúc giục họ hãy vào một phòng thí nghiệm tốt. Rõ ràng, việc học các môn cơ bản là quan trọng – tôi vẫn tiếp tục đăng ký các môn học trong suốt những năm tôi ở Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, và giờ tôi vẫn luôn học hỏi từ các buổi chuyên đề và hội thảo, từ các đồng nghiệp của tôi, và cả từ các sinh viên nữa. Nhưng đọc tài liệu khoa học về những thí nghiệm liên quan tới chính bạn thì thú vị hơn và ý nghĩa hơn là đọc những tài liệu khoa học đầy trừu tượng.
Ít có điều gì thú vị và kích thích trí tưởng tượng hơn việc khám phá ra một điều gì đó mới mẻ, dù phát hiện đó khiêm tốn tới đâu. Một khám phá mới cho phép người ta lần đầu tiên nhìn thấy một phần bản chất – một mảnh nhỏ của câu đố về cách thức hoạt động của một điều gì đó. Khi tôi dấn thân vào một vấn đề nào đó, tôi thấy việc có được một tầm nhìn toàn diện, học hỏi quan điểm của các nhà khoa học đi trước là cực kỳ hữu ích. Tôi không chỉ muốn biết những hướng suy nghĩ nào là hiệu quả mà còn muốn hiểu rõ những hướng khác bất cập ở đâu và vì sao lại bất cập. Vì thế, tôi bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tâm lý học của Freud và bởi những nhà khoa học khác làm việc trong lĩnh vực học tập và trí nhớ như James, Thorndike, Pavlov, Skinner và Ulric Neisser. Suy nghĩ của họ, thậm chí cả những sai lầm nữa, đã cung cấp một nền tảng văn hóa phong phú tuyệt vời cho công việc của tôi sau này.
Tôi cũng nghĩ rằng điều quan trọng là phải mạnh dạn giải quyết những vấn đề khó khăn, đặc biệt là những vấn đề mà ban đầu có vẻ lộn xộn và rối rắm. Người ta không nên sợ hãi khi thử một điều gì đó mới mẻ, như chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, hoặc làm việc ở ranh giới của nhiều chuyên ngành khác nhau, vì chính ở ranh giới đó có một số vấn đề thú vị nhất. Các nhà khoa học đang làm việc thì không ngừng học hỏi những điều mới mẻ và không bị chùn bước trước một lĩnh vực không quen thuộc. Họ theo đuổi mối quan tâm của mình một cách bản năng và tự trang bị cho mình những kiến thức khoa học cần thiết khi họ phải dấn thân vào đó. Chẳng điều gì kích thích tự học hơn làm việc trong một lĩnh vực mới. Tôi đã không có sự chuẩn bị hữu ích nào cho khoa học trước khi tôi bắt đầu với Grundfest và Purpura, tôi biết rất ít về hóa sinh khi hợp tác với Jimmy Schwartz, và tôi chẳng biết gì về sinh học phân tử khi Richard Axel và tôi bắt đầu làm việc cùng nhau. Trong mỗi trường hợp, thử một điều gì đó mới đều dẫn tới lo lắng nhưng đồng thời cũng rất phấn khích. Thà mất vài năm thử làm điều gì đó mới mẻ và căn bản, hơn là thực hiện những thí nghiệm thường quy mà mọi người đang làm và những người khác có thể làm tốt như (nếu không muốn nói là hơn) bạn.
Tôi nghĩ rằng điều quan trọng hơn cả là phải xác định được vấn đề hoặc các vấn đề có liên quan đến nhau trong một lộ trình dài hạn. Tôi đã thật may mắn khi ngay từ đầu sự nghiệp của mình đã va phải một vấn đề thú vị về hồi hải mã và trí nhớ, và sau đó dứt khoát chuyển sang nghiên cứu quá trình học tập ở một loài vật đơn giản. Cả hai đều có mức độ ảnh hưởng và chiều sâu tri thức, giúp tôi vượt qua được rất nhiều lần thí nghiệm thất bại và cả những nỗi thất vọng nữa.
Vì thế, tôi đã không trải qua cảm giác khó chịu mà một số đồng nghiệp của tôi gặp phải khi ở tuổi trung niên – họ cảm thấy nhàm chán với lĩnh vực khoa học đang làm và muốn chuyển sang làm những thứ khác. Tôi đã tham gia nhiều hoạt động học thuật không dựa trên nghiên cứu, như viết sách, phục vụ trong các ủy ban học thuật tại Columbia và quốc gia, và tham gia thành lập các công ty về công nghệ sinh học. Nhưng tôi chưa bao giờ làm những việc này bởi vì tôi chán làm khoa học. Richard Axel từng nói về giá trị củng cố của dữ liệu – là việc tung hứng với những khám phá mới mẻ và thú vị trong tâm trí – như một chứng nghiện vậy. Trừ phi nhìn thấy những dữ liệu mới xuất hiện, bằng không, anh ấy sẽ trở nên chán nản, một cảm giác mà rất nhiều người trong chúng ta cũng có.

- Tác giả: Eric Richard Kandel là một bác sĩ y khoa người Mỹ gốc Áo chuyên về tâm lý học và thần kinh học. Ông còn là giáo sư hóa sinh và lý sinh tại khoa y và phẫu thuật thuộc Đại học Columbia. Năm 2000, cùng với Arvid Carlsson và Paul Greengard, ông nhận giải Nobel Y-Sinh học nhờ những nghiên cứu về cơ sở sinh lý của việc lưu trữ trí nhớ ở các tế bào thần kinh.

- Lời khen tặng: Rất ít người có thể đan xen giữa việc viết tự truyện với sự phát triển của một mô hình khoa học. Và càng ít hơn nữa những người có thể viết một câu chuyện một cách liền mạch như vậy. Eric Kandel là một trong số đó… Cuốn sách này của Kandel được giới thiệu một cách nồng nhiệt như một minh chứng sống về sự nghiệp của một người dẫn đầu xuất chúng của khoa học thần kinh đương đại. Tác giả không chỉ là một học giả uyên bác mà ông còn là một người kể chuyện, một người truyền thông tuyệt vời… Kandel đã mang tới câu chuyện một sự kết hợp đầy lôi cuốn giữa sự kiện, điểm nhấn cá nhân, sự thông tuệ được pha trộn với sự hài hước đầy tính chiêm nghiệm.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Recently Viewed Products