Tags: Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam , NXB Phụ Nữ Việt Nam , Trần Hải Dương
Hay Là Cứ Xin Lỗi
- Tác giả: Lee Ki-Ho
- Thể loại: Truyện Cổ Tích - Ngụ Ngôn
- Availability: In Stock
$17.99
Liệu có thể coi Hay là cứ xin lỗi như một truyện ngụ ngôn thời hiện đại? Truyện được hai nhân vật Tôi và Shi Bong dẫn dắt. Đó là hai thiếu niên không-bình-thường, bị cha mẹ bỏ rơi ở trung tâm bảo trợ xã hội, bằng con mắt ngây...
Liệu có thể coi Hay là cứ xin lỗi như một truyện ngụ ngôn thời hiện đại?
Truyện được hai nhân vật Tôi và Shi Bong dẫn dắt. Đó là hai thiếu niên không-bình-thường, bị cha mẹ bỏ rơi ở trung tâm bảo trợ xã hội, bằng con mắt ngây ngô của trẻ thơ, họ đã kể về nhịp sống tại đó một cách hồn nhiên:
“Hằng ngày, chúng tôi nhận thuốc đều đặn vào bữa sáng và tối. Lần đầu uống thuốc, chúng tôi cảm thấy trong người khó chịu và chóng mặt như bước đi trên bập bênh, nhưng bây giờ nếu không uống thì chúng tôi mới bị chóng mặt.
Vào thời gian không uống thuốc, chúng tôi làm những công việc như đóng gói bít tất, hoặc dán tem nhãn hiệu lên bánh xà phòng”.
Theo mạch giới thiệu, Tôi và Shi Bong tự nhận bản thân “như hàng cột trụ của trung tâm vậy” bởi lẽ cả hai đều thích tấm ảnh chụp tập thể các thành viên, trong đó mỗi cậu đứng bất động ở một rìa hàng cuối.
Cặp đôi cột trụ ấy, phải chăng là hình ảnh ẩn dụ của đấng-quan-sát: khách quan, tường tận, cứ thế dõi theo mọi diễn biến đời sống. Từ một bộ máy “ngầm” trong trung tâm bảo trợ, những bệnh nhân “bị trị” đáng thương đến những phận người “xộc xệch” bên lề xã hộ tất cả chân thực, sống động trên từng trang sách.
“Có một thời gian, ở trung tâm có hai học viên lần lượt qua đời. Đầu tiên là người đàn ông trung niên… còn lại là một cô gái trạc tuổi chúng tôi. Nguời đàn ông trung niên đã xé xoèn xoẹt cái áo mặc trong, nối lại thành dây rồi treo cổ ở cửa sổ ngay phía trên giường tôi. Đêm đó tất cả chúng tôi đều chìm vào giấc ngủ còn ông ta thì cứ treo lủng lẳng trên cửa sổ… Cô gái trẻ cắt cổ tay bằng mảnh ve chai và ngã quỵ trên bệ xí. Bàn tay trái bị thương của cô chìm trong nước bệ xí. Hơn một nửa mái tóc cũng nằm trong nước”.
“Người đàn ông đeo kính gọng sừng bắt đầu sụt sịt và mấy lần dùng mui bàn tay lau nước mắt: ‘Arongi, chỉ cần con ngựa Arongi số 3 của chúng ta về nhấ lúc ấy chỉ trong một cú thôi anh có thể khôi phục được tất cả và về bên em, nhé? Bây giờ anh không có đồng nào nhưng nếu khi ấy’”
“Có một lần vào đêm muộn, Shi Bong cùng tôi đến tận trung tâm thành phố để phát tờ rơi quảng cáo và vô tình nhìn thấy Shi Yeon. Em ấy mặc đồ y tá, mang tất lưới màu đen và cố gắng kéo tay những người đàn ông đi qua. Shi Yeon vừa khoác tay những gã đàn ông đó vừa nói: ‘Anh ơi, đi chơi với em đi. Em sẽ phục vụ tốt cho nhé?’”
Tôi và Shi Bong luôn lặng lẽ quan sát, hầu như chưa bao giờ bày tỏ thái độ trước những sự việc, cặp đôi chỉ làm rất tốt nhiệm vụ của máy-ảnh-sống: cần mẫn chụp lại từng lát cắt, từng góc độ, thậm chí từng điểm tối đang bị che đậy, chôn lấp.
Có lẽ là dụng ý, tác giả Lee Ki-ho còn sáng tạo một cặp đôi khác đối lập với Tôi và Shi Bong:
“Hai nhân viên bảo trợ trong trung tâm bằng tuổi nhau… một tên lùn, một tên cao. Tên lùn khoác áo bờ lu giống bác sĩ, còn tên cao luôn mặc quần bò và đi giày lính”.
Đại diện cho mô-típ ác thần, chúng hành hạ, ngược đãi mọi bệnh nhân bị gửi đến trung tâm, song đặc biệt là Tôi và Shi Bong. Với vai trò kẻ giữ-trật-tự, chúng riết róng đòi hỏi những học viên phải thú tội, sau đó phải chịu tội. Việc khi đánh chúng tôi, hai tên đó đều hỏi như thế này:
‘Mày có biết mày làm sai cái gì không?’
‘Tao hỏi mày có biết tội của mày là gì không?’
Ban đầu, trong suốt một thời gian tôi không thể trả lời bất cứ điều gì. Vì tôi không biết tội của mình. Nếu như vậy, họ sẽ nói: ‘Vì mày không biết tội của mày nên mới phải ăn đòn đó’”.
Ngày qua ngày, tháng nối tháng, việc thú tội, chịu tội dần dần trở thành thói quen của Tôi và Shi Bong, tới mức càng về sau càng ngả sang lạc thú: Nhân vật cảm thấy bồn chồn, bứt rứt khi chưa gây ra tội, chưa bị trừng phạt, thậm chí họ còn dặn nhau hãy cứ xin lỗi trước rồi mới gây tội tương ứng. Cái logic tréo ngoe ấy rốt cục lại là nền tảng tồn tại một cách có ý nghĩa, tạo lập thế giới đảo-nghịch của riêng Tôi và Shi Bong.
“Kể từ ngày hôm sau chúng tôi liên tục gây tội. Dẫu chẳng biết mình đã mắc tội gì, nhưng chúng tôi cứ thú tội trước. Bởi so với việc không thú tội, việc thú tội giúp chúng tôi ăn đòn ít hơn. Mỗi ngày chúng tôi đều phải phạm một tội mới. Có sự việc là ‘tội’, có sự việc lại thành ‘tội nặng hơn’. Ngày phạm ‘tội’ sẽ bị đánh ít, ngày phạm ‘tội nặng hơn’ sẽ bị đánh nhiều, còn trong ngày không nghĩ ra được tội thì chúng tôi bị họ dần cho cả ngày”.
Trong trung tâm bảo trợ, nhân tính và nhân cách là số 0, dấu ấn tội lỗi dường như đã ăn vào máu – kể cả khi thoát khỏi chỗ đó, hai nhân vật vẫn đi tìm tội lỗi như đi tìm hơi thở!
May thay, nhờ sự giúp đỡ từ ông chú ở nhà ga, nhờ sự cưu mang của cô em Shi Yeon, nhờ kí ức xa nhòe về người bố, và đặc biệt là nhờ tình cảm gắn kết rất tự nhiên giữa hai nhân vật, Tôi và Shi Bong đã dần cảm thấy nhân tính bên trong chính mình (mặc dù với trí óc ngờ nghệch, có lẽ họ không ý thức được thế nào là nhân tính, nhân cách).
Càng về cuối truyện, cuộc phiêu lưu đường đời mà hai nhân vật trải qua càng mở ra những suy ngẫm xoay quanh tội lỗi, lời xin lỗi, sự trừng phạt, sự thứ tha… Một vòng tròn lặp đi lặp lại với đời sống con người, trong đó những đứa trẻ bị bỏ rơi phải chịu tác động lớn nhất và thậm chí không gì bù đắp nổi những tổn thương và mất mát mà chúng đã phải hứng chịu.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....