Ngày nay, tận mắt nhìn lại một cuốn sách, tận tay chạm vào một tờ báo đã ra đời cách đây hơn một trăm năm, đa phần chúng ta không khỏi xúc động trước những di sản từng gắn bó, thậm chí góp phần làm nên một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Dưới lớp bụi thời gian, dấu chữ trên từng ấn phẩm đặt cho chúng ta bao câu hỏi: ai đã tạo nên chúng? Chúng được in ra khi nào, ở đâu, và bằng những kỹ thuật nào...?
Nhằm làm sáng tỏ buổi đầu hình thành và phát triển của ngành in hiện đại, cuốn sách Lần theo dấu chữ của tác giả Trịnh Hùng Cường đã cung cấp một cách tương đối đầy đủ và toàn diện thông tin về các nhà in và các hoạt động in ấn trong khoảng hơn nửa thế kỷ, từ 1862 đến 1920. Trong giai đoạn này, sự định hình nghề in do các thương gia người Pháp đưa đến, kéo theo đó là sự nở rộ và bước đầu lấn sân của các nhà in do người Việt làm chủ đã phần nào cho thấy lịch sử vô cùng sôi động của ngành in, một lĩnh vực đã từng bước can dự và thúc đẩy những biến cố lớn lao trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam.
*** (Chữ ký tác giả) LẦN THEO DẤU CHỮ - Thời Kỳ Đầu In Ấn Sách Báo Chữ Latinh Ở Việt Nam (1862-1920)
Tác giả: Trịnh Hùng Cường
Nhà phát hành: Nhã Nam
Nhà xuất bản: NXB Thông Tấn
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Khổ sách: 15,5 x 24 cm
Số trang: 440 trang
Cân nặng: 500gr
Năm phát hành: 2024
***
#lần_theo_dấu_chữ #nhã_nam