“Tâm Lý Học Tội Phạm (Phần 2)”: Criminal Minds

[Trích Sách] “Tâm Lý Học Tội Phạm (Phần 2)”: Criminal Minds


Tiến sĩ Stanton E. Samenow là một nhà tâm lý học, đã dành 40 năm với tư cách là một nhà nghiên cứu, bác sĩ lâm sàng, nhà tư vấn và nhân chứng chuyên môn chuyên về hành vi tội phạm. Ông cũng là người đánh giá độc lập về các tranh chấp quyền nuôi con trong hơn 20 năm qua và được bổ nhiệm vào ba đội đặc nhiệm của Tổng thống về thực thi pháp luật, quyền của nạn nhân và một nước Mỹ không có ma túy. Mục đích chính của ông khi viết cuốn sách này đó là để giúp người đọc hiểu hơn về tư duy tội phạm. Ấn bản đầu tiên của cuốn sách Tâm lý học tội phạm được xuất bản năm 1984, và ấn bản thứ hai xuất bản năm 2004. Sau một thập kỷ, tác giả và nhà xuất bản đã bổ sung thêm các thông tin cho cuốn sách này. Trong ấn bản này, bạn sẽ hiểu chi tiết về các quá trình tư duy và chiến thuật phổ biến đối với những kẻ phạm tội, bất kể lý lịch hay tội ác của chúng.

 

/Phạm tội là chính, ma túy là phụ/

Báo cáo Chính thức năm 1963 của Ủy ban Cố vấn về Ma túy và Lạm dụng Ma túy của Tổng thống tuyên bố rằng, ma túy “có thể biến những người đàn ông và phụ nữ trẻ bình thường trở thành tội phạm”. Quan niệm này hiện vẫn tiếp tục được áp dụng rộng rãi không chỉ bởi các chuyên gia mà còn bởi các phạm nhân và gia đình của họ. Hết lần này đến lần khác, trong các buổi lấy lời khai, tội phạm luôn nói rằng ma túy đã thay đổi toàn bộ cuộc sống và khiến họ trở thành một người rất khác so với trước đây. Họ cho rằng vấn đề duy nhất của họ liên quan đến rượu hoặc ma túy. Dù hành vi phạm tội nghiêm trọng đến mức nào thì họ đều bác bỏ quan điểm mình là “tội phạm”. Nhiều kẻ phạm tội cho rằng lạm dụng chất kích thích đã khiến họ phạm tội. Trong một vụ giết người, một người đàn ông khẳng định, “Tôi không giết anh ta. Chính ma túy đã thực hiện điều đó”. Các thành viên trong gia đình và những người khác nghĩ rằng họ biết rõ về kẻ phạm tội và cũng quy kết toàn bộ các hoạt động bất hợp pháp của anh ta là do ma túy hoặc rượu mà ra.

Hành vi phạm tội không nằm trong chai rượu, viên thuốc lắc, bột ma túy hoặc bất kỳ chất kích thích nào. Ma túy chỉ làm lộ rõ và phát triển những gì vốn đã cư ngụ bên trong một con người. Chúng không biến một người có trách nhiệm trở thành tội phạm. Nếu mười người say rượu, cả mười người này sẽ không hiếp dâm, cướp của hay giết người. Họ có thể ngủ thiếp đi, gây om sòm hoặc hành động một cách hiếu chiến; hành vi của họ tùy thuộc vào tính cách của họ trước khi họ uống ngụm rượu đầu tiên. 

Mọi thứ do con người nghĩ ra đều có thể được sử dụng để đổ lỗi cho hành vi tội ác, và điều tương tự cũng đúng đối với lý do tại sao nhiều người trở thành những kẻ nghiện ma túy. Nhiều nhà xã hội học mô tả việc sử dụng ma túy như một phản ứng bình thường đối với các hoàn cảnh chán chường. Hoặc họ hướng sự chú ý đến một văn hóa coi trọng sự hài lòng tức thì. Các nhà tâm lý học trích dẫn một số tấm gương xấu - như việc bố uống rượu hay mẹ dùng thuốc để xoa dịu thần kinh.

Những tội phạm thường xuyên sử dụng các chất kích thần thường quy kết phần lớn những hành vi của chúng là do tình trạng nghiện ngập. Từ “nghiện” bị lạm dụng quá mức đến nỗi nó đã bị cướp đi ý nghĩa thực tế. Hầu như bất cứ điều gì một người thích hoặc làm quá mức đều được gọi là nghiện. Đó thực sự là một danh sách cực kỳ dài. Ngoài nghiện ma túy và rượu, một số tài liệu chuyên ngành còn xuất hiện những thông tin về nghiện tình yêu, nghiện quan hệ tình dục, nghiện Internet, nghiện bóng đá, nghiện mua sắm, nghiện trộm cắp, nghiện cờ bạc, nghiện kết giao, nghiện trò chơi điện tử, nghiện nhận được sự đồng ý và nghiện đồ ăn. Ngay cả những người nói rằng anh ta cần một hoặc hai tách cà phê để bắt đầu ngày mới cũng có thể bị coi là nghiện caffeine.

Các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển một loại vắc-xin nhằm ngăn chặn ma túy xâm nhập vào não. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình năm 2013, Nora Volkow thuộc Viện Quốc gia về Lạm dụng Ma túy cho biết, “Một phương pháp chữa bệnh sẽ thật tuyệt vời, và điều đó có nghĩa là bạn có được một loại thuốc như kháng sinh”. Tuy nhiên, ngay cả khi một loại vắc-xin như vậy được sản xuất thì việc kiêng các chất kích thần cũng không giải quyết được vấn đề chính, đó là tính cách không khoan nhượng thích kiểm soát của những cá nhân mang bản tính phá hoại. Ngay cả khi tất cả những tội phạm không sử dụng ma túy thì chúng vẫn còn phải thay đổi nhiều hơn nữa để trở thành những con người có trách nhiệm. 


/Tội phạm khủng bố/

Thông thường, chúng ta nghĩ về những khủng bố là những kẻ kích nổ các thiết bị nổ ở những khu vực công cộng, cho nổ máy bay, đe dọa những người có đức tin trái ngược với đức tin của chúng hoặc tham gia vào cuộc diệt chủng chống lại một nhóm dân tộc. Không giống như nhiều kẻ phạm tội bạo lực khác, những kẻ khủng bố biện minh cho hành vi tàn phá của chúng bằng những tuyên bố rằng chúng đang ủng hộ một mục đích hoặc niềm tin tôn giáo.

Khả năng cao là hầu hết những kẻ khủng bố đều có tâm trí tội phạm. Có lẽ một số người có động cơ trong sáng và chân thành để theo đuổi sự nghiệp bộ loài này không nhỉ? Tất nhiên tôi có ý định đó... Tính tàn nhẫn và bạo lực... Mọi người muốn điều đó. “Họ cần trải qua cảm giác kinh hoàng đế phải rùng mình phục tùng”. Phần còn lại của cầu chuyện khét tiếng về Adolf Hitler là về một tên tội phạm đã tích lũy sức mạnh để khủng bố, tra tấn và tàn sát hàng triệu người. 

Những kẻ khủng bố hiện đại cho thấy mộ hình tương tự ở chỗ, giống như Hitler, chúng là tội phạm trước khi nắm được những động cơ mà chúng lợi dụng để nắm giữ quyền lực. Mỹ treo thưởng 25 triệu đô la để đổi lấy mạng sống của Abu Musab al-Zarqawi, chiến binh thánh chiến khét tiếng. Viết trên tờ The Atlantic về “cuộc đời ngắn ngủi, đầy bạo lực” của mình, Mary Anne Weaver mô tả al-Zarqawi là tội phạm trước khi hắn thực hiện bất kỳ mục đích nào. “ Khi còn là thiếu niên, al-Zarqawi đã từng là một kẻ luôn đi bắt nạt và côn đồ, một kẻ buôn lậu và nghiện rượu nặng... Hắn quậy phá, thường xuyên tham gia vào các cuộc ẩu đả... Mười lăm tuổi, hắn đã tham gia vào một vụ cướp tại nhà của một người họ hàng và giết chết người họ hàng đó”. Năm 1994, ở tuổi 28, al-Zarqawi bị kết án 15 năm tù vì sở hữu vũ khí trái phép và tham gia một tổ chức bị cấm ở Jordan. Theo lời kể của bà Weaver, al-Zarqawi “phát triển mạnh mẽ” trong thời gian bị giam giữ. “Hắn nghiêm khắc, cứng rắn và không ngừng làm bất cứ điều gì được coi là vi phạm các quy tắc của bản thân, nhưng hắn thường được bắt gặp đang khóc trong sân nhà tù khi đọc kinh Koran”. Al-Zarqawi được cho là đã “đi qua khu nhà tù như một con công” và “cuộc sống trong tù có tổ chức như một thủ lĩnh băng đảng”. Sau khi được trả tự do, hắn thành lập các trại để huấn luyện các chiến binh và bị Hoa Kỳ truy lùng vì chủ mưu các vụ đánh bom, phi vụ liều chết và các vụ hành quyết. Dường như al-Zarqawi muốn tạo ra tình trạng lộn xộn và tàn sát hơn là thúc đẩy một tôn giáo hoặc hệ tư tưởng cụ thể. Gọi anh ta là “chiến binh siêu sao”, tạp chí Time chỉ ra, “Theo quan điểm của hắn ta, việc tàn sát những người Ả Rập theo các hình thức khác nhau của Hồi giáo cũng quan trọng như giết người phương Tây”. Vào ngày 7 tháng 6 năm 2006, al-Zarqawi cuối cùng đã bị các lực lượng của Hoa Kỳ tiêu diệt.

Những người được tôi mô tả trong chương này là những tên khủng bố. Chắc chắn tất cả chúng đều có những đặc điểm của tính cách tội phạm. Nếu muốn biết liệu có nên quy kết hành vi phạm tội hoàn toàn do niềm tin vào một hoạt động nào đó hay không, hãy xem xét những cá nhân này là ai trước khi chấp nhận một nguyên nhân nào đó.


/Những người tử tế/

Trong những ngày đầu thực hiện nghiên cứu, vào những năm 1970, một đặc điểm tư duy tội phạm khiến tôi cảm thấy ngạc nhiên nhất là mọi phạm nhân đều coi mình là con người đứng đắn. Những người tham gia nghiên cứu thừa nhận rằng, theo quan điểm của xã hội, họ là “tội phạm” vì họ vi phạm pháp luật. Điều mà tôi nhận thấy kể từ thời điểm đó là một phạm nhân, dù là nam hay nữ, vị thành niên hay trưởng thành, đều tin rằng, về thực chất, anh ta là một người tốt. “Nếu tự cho mình là một kẻ xấu xa, tôi không thể sống được”, một phạm nhân nói với tôi. Một người đàn ông với tiền án dài dằng dặc trong đó đỉnh điểm là vụ sát hại một cảnh sát bày tỏ: “Tôi luôn là một người quan tâm đến người khác. Tôi chưa bao giờ thực sự là một kẻ bạo lực. Tôi chưa bao giờ tự coi mình là trung tâm. Tôi cố gắng giúp đỡ mọi người bất cứ khi nào có thể mà không mong đợi được đền đáp”. Trong một cuộc phỏng vấn tại trại cải tạo, người đàn ông này tiếp tục nói, “Tôi hài lòng với bản thân mình”. Một thiếu niên, anh ta đã làm gì khi nói rằng: “Không ai bị thương”, nhân viên nhà hàng, đã biện minh cho những gì và hoàn toàn không để ý đến hậu quả mà các nhân phải trải qua. Vậy làm thế nào mà những kẻ giết người, hiếp dâm, cướp của, lạm dụng tình dục trẻ em - tóm lại là thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào đó - lại giữ được quan điểm tốt đẹp vẽ bản năng thân mình? 

Những kẻ phạm tội biết phân biệt được đúng - sai cũng như hành vi hợp pháp và bất hợp pháp. Chúng thậm chí còn hiểu biết luật pháp hơn nhiều công dân có trách nhiệm khác. Bất chấp những hiểu biết này, chúng quyết định đưa ra những ngoại lệ cho bản thân chỉ vì nó phù hợp tại một thời điểm cụ thể. Như một người đàn ông đã nhận xét, “Tôi có thể biến những điều sai trái trở thành đúng đắn. Tôi có thể biến những điều đúng đắn trở thành sai trái. Việc tôi thực hiện tại một thời điểm chính là việc làm đúng đắn”. Nếu tội phạm coi điều gì đó là sai trái đối với bản thân, anh ta sẽ không làm điều đó. Một hành động là sai trái nếu nó tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Một hành động cũng bị coi là sai nếu kẻ phạm tội cho rằng hành động đó quá nhỏ nhặt và gây hại cho anh ta. Một kẻ thực hiện hành vi phạm pháp lâu năm có thể coi việc trộm đồ là sai chỉ vì số tiền thu được quá ít ỏi hoặc anh ta cho rằng, với tất cả các kỹ thuật giám sát mà các cửa hàng sử dụng, sẽ không đáng để thực hiện hành vi ở đó. Nếu một tội phạm mắc sai lầm khi đưa ra quyết định và bị bắt giữ, anh ta có thể thừa nhận những gì đã làm là sai và thậm chí thể hiện sự hối hận. Tuy nhiên, cảm giác sai trái và hối hận của anh ta liên quan đến việc bị bắt quả tang, chứ không phải là do thực hiện hành vi phạm tội. 

Về cơ bản, những người có trách nhiệm sẽ nhạy cảm với những việc họ đã gây ra cho người khác. Nếu hành vi đó khiến họ phải bận tâm thì họ sẽ xin lỗi vì xấu hổ hoặc lo lắng và cố gắng sửa đổi. Vì những hành vi đã thực hiện không phù hợp với quan điểm của họ về bản thân nên họ thực sự hối hận về những gì đã làm, rút kinh nghiệm và cổ gắng không cư xử theo cách tương tự trong tương lai. Đôi khi, những cá nhân có trách nhiệm gặp khó khăn khi phải chấp nhận sự thật rằng họ đã làm hại ai đó. Họ phủ nhận và khẳng định ý định tốt đẹp của bản thân. Và một cá nhân có trách nhiệm khác có thể trả đũa khi anh ta cảm thấy bị tổn thương. Tuy nhiên nói chung, những con người có trách nhiệm luôn cố gắng quan tâm đến vấn đề của người khác. Trên thực tế, họ là những người “tử tế” và không tự xây dựng bản thân bằng cách rình rập khía cạnh dễ bị tổn thương của người khác và xâu xé họ.

Những người không phạm tội có xu hướng không nhìn nhận bản chất thật sự của tội phạm. Nhiều người khó có thể nghĩ đến việc một người khác làm tổn thương người khác một cách vô có và ác ý. Họ bám vào quan điểm rằng mọi người đều tốt bụng, rằng các tình tiết giảm nhẹ giải thích cho cả những tội ác tồi tệ nhất. Trong suốt cuộc đời mình, tội phạm khai thác xu hướng này của mọi người khi cơ bản cho rằng anh ta là một người tốt. Những người không phạm tội nhận ra tài năng của anh ta, chứng kiến anh ta làm việc tốt và nghe anh ta tán thành những lý tưởng cao đẹp. Những người tiếp xúc với anh ta, dù là gia đình, bạn bè hay người lạ, thường không thể hiểu được sự trá, mơ hồ và những tuyên bố phục vụ bản thân của anh ta. Họ muốn tin vào anh ta và miễn cưỡng đánh giá anh ta một cách khắt khe trừ khi anh ta phạm tội bạo lực hoặc có nhiều tiền án. Thậm chí khi đó, họ vẫn có thể đưa ra lời biện minh cho hành vi của anh ta.


/Kết/

Bổn năm trước, tôi không hề biết gì về “tư duy tội phạm”  Tôi nghĩ những người phạm tội cũng giống như bất kỳ ai khác và tội ác chỉ là phản ứng trước những nghịch cảnh từ môi trường, cách nuôi dạy con yếu kém hoặc bệnh tâm thần. Tôi đã mở rộng tầm mắt khi chứng kiến Tiến sĩ Yochelson phỏng vấn những người coi phạm tội là lối sống của bản thân. Tôi thấy gần như không có điểm chung nào giữa cách nhìn cuộc sống của họ với những người tôi biết và hoàn toàn khác với những người tôi từng điều trị. Xét về bên ngoài, những gì họ muốn dường như giống với hầu hết mọi người - tình bạn, sự an toàn, tình yêu và một cách kiếm sống hợp pháp. Tôi nhận ra ngay cả khi tội phạm nói muốn những điều này, chúng vẫn sẽ thực hiện ý đồ theo cách hoàn toàn khác với những người có trách nhiệm. Hình ảnh về bản thân tội phạm được khẳng định dựa trên việc vượt qua và kiểm soát người khác thông qua sự lừa dối, đe dọa hoặc vũ lực. Họ sôi sục giận dữ trước một thế giới không mang lại những gì họ nghĩ sẽ có được và gạt bỏ nỗi sợ hãi về những hậu quả và lương tìm để làm bất cứ điều gì theo cách lạnh lùng nhất. Kể từ khi ẩn bản đầu tiên của cuốn sách Tâm lý học tội phạm được xuất bản, tôi đã nhận được hàng trăm bức thư, email và cuộc điện thoại từ những người thuộc mọi tầng lớp xã hội nói rằng cuốn sách giúp họ hiểu được điều gì đã cản trở và gây ra đau buồn cho họ trong nhiều năm qua. Các bậc cha mẹ kiệt sức vì quá trình tham vấn kéo dài và tốn kém với các chuyên gia sức khỏe tâm thần nói rằng cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của con cái, và họ cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng họ không phải là nguyên nhân.

Những người tiếp xúc tội phạm hằng ngày trong công việc nhận thấy khái niệm “tâm trí tội phạm” vô cùng giá trị, đặc biệt khi họ đã quen với những “sai sót trong suy nghĩ” dẫn đến hành vi phạm tội. Hệ quy chiếu này giúp họ hiểu rõ hơn về những gì quan sát hằng ngày, từ đó hoàn thành công việc tốt hơn.

Sau khi đọc các ấn bản trước của cuốn sách này, những người có mối quan hệ với những cá nhân mà họ không coi là “tội phạm” nhận ra rằng người mà họ tưởng biết tường tận về nhiều mặt hóa ra lại là một người xa lạ. Góc nhìn mới giúp những cá nhân này giải phóng bản thân khỏi những vướng mắc gây ra cảm giác bối rối, tội lỗi hay phải hứng chịu điều gì đó.


Review bởi: Yến Linh - Bookademy 

Hình Ảnh: Minh Hồng - Bookademy

Leave a comment

Your Name *

Email address *

Message

Please note, comments must be approved before they are published.