"Không Phải Là Sói Nhưng Cũng Đừng Là Cừu": Hiểu Thêm Về Tâm Lý Con Người

Chẳng có cảm xúc nào là xấu xa, cần phải triệt tiêu, bởi mỗi cảm xúc đều có nguyên nhân và thông điệp của riêng nó. Điều thực sự khiến cuộc sống của bạn trở nên tồi tệ hơn không phải là những cảm xúc tiêu cực, mà là cách bạn đè nén và trốn tránh những cảm xúc ấy (trích Không phải là sói nhưng cũng đừng là cừu – Lê Bảo Ngọc).

Tác giả

Lê Bảo Ngọc là một Luật gia lập dị, tôn sùng tự do, là Giám đốc tại Trung tâm Pháp luật và Văn hóa. Cô đã học và đạt được nhiều chứng chỉ về tâm lý học như: Chứng chỉ Tâm lý học tội phạm – Đại học Chính pháp Trung Quốc, Chứng chỉ Tội phạm học – Đại học Cảnh sát điều tra hình sự Trung Quốc…

Không phải là sói nhưng cũng đừng là cừu là tác phẩm đầu tay của Lê Bảo Ngọc. Tác phẩm là tập họp các bài viết về tâm lý học con người, mang đến cho độc giả nhiều khía cạnh mới về tâm lý học. Thông điệp xuyên suốt quyển sách là hãy trân trọng cảm xúc bản thân và sống thật với nó.

Bản năng cạnh tranh giới 

Trước giờ bạn có thắc mắc, Tại sao phụ nữ thường hay nói xấu nhau? Đó là một phần trong tâm lý cạnh tranh của chúng ta. Không chỉ ở nữ giới mà nam giới cũng âm thầm cạnh tranh với nhau nhưng thuộc về những khía cạnh khác nhau. 

Nữ giới cạnh tranh với nhau về nhan sắc, chiều cao, làn da,.. Nam giới thì cạnh tranh về thành công, địa vị… Tất cả đều là bản năng có từ thời nguyên thủy, nhưng chúng ta phải biết kiểm soát chúng như thế nào để không làm ảnh hưởng đến mình và người xung quanh đó mới là bản lĩnh.

Đố kị, ghen tị, khoe mẽ

Đố kị, ghen ghét, là một trong những đức tính xấu của con người. Nhưng bạn có để ý thường chúng ta chỉ đố kị, ghen ghét với người cùng một môi trường sống với mình không? Chúng ta không ghen ghét sự thành công của những người nổi tiếng mà chỉ đố kị với bạn bè xung quanh, những người có cùng môi trường, có cùng điểm xuất phát với chúng ta.

Khoe mẽ thường là tính từ chúng ta dùng để chỉ những người mà chúng ta cho là họ hành vi để đánh bóng bản thân. Nhưng mà chúng ta ít khi nghĩ rằng, cái thứ mà chúng ta cho là khoe mẽ ấy thực chất là mức sống bình thường của họ mà thôi.

“… Nếu vẫn còn những người khiến bạn cảm thấy không thoải mái và đố kị, điều đó chứng tỏ rằng sự nỗ lực của bạn là không đủ! Càng thiếu điều gì bạn càng cảm thấy những người đang có nó chỉ là bọn phông bạt khoe mẽ mà thôi, đừng cố trốn tránh sự thật là chính bạn đang ghen tị”

Những khía cạnh mới lạ

Trong sách đã đưa ra và trình bày nhiều khía cạnh trong cuộc sống, tác giả rất thắng thắn trong việc bàn luận vấn đề. Những bài viết trong sách cho chúng ta cách nhìn mới lạ hơn, đôi khi chúng ta nghĩ mình đã làm tốt lắm rồi, nhưng khi xét trên một khía cạnh nào đó nó là một hành vi không đúng đắn. 

Chúng ta có xứng đáng với những anh hùng?” một bài viết bàn về vấn đề chúng ta không dám đấu tranh vì quyền lợi của mình và cộng đồng vì sợ phiền phức, sợ trả thù… Chúng ta thường hay ngồi đó và than vãn mong một vị anh hùng nào đó thay ta nói lên những sự bất bình và đòi lại công bằng.

“Bắt cóc đạo đức” – giúp đỡ là một nghĩa vụ. Bạn đã từng thấy những lời chửi rủa nghệ sĩ hay những người giàu trên mạng xã hội khi họ không dùng tiền của chính mình là ra để từ thiện mà lại chi vào các việc cá nhân? Đó là một hành vi bắt cóc đạo đức, đạo đức giả, những hành vi đó khiến cho những con người bình thường không làm sai nhưng họ vẫn bị xã hội chửi rủ và mang cảm giác tội lỗi.

Chúng ta không nên là sói cũng đừng là cừu

Ta đừng là cừu để bị lợi dụng thao túng tâm lý của mình và cũng đừng là những có sói mang trong lòng sự đố kị, ghen ghét, mong muốn hại người. Chúng ta nên sống thật với cảm xúc của chính mình và cố gắng hơn để hoàn thiện bản thân. Đừng cố phớt lờ cảm xúc, hãy đối mặt với nó vì cảm xúc là thật và nó sẽ không biến mất nếu bạn không đối diện thì nó sẽ mãi là vết thương đang rỉ máu trong lòng bạn mà thôi.

Không phải là sói nhưng cũng đừng là cừu là một cuốn sách đáng để đọc để hoàn thiện bản thân của mình, nhận dạng được đâu là những thứ mình nên bỏ qua để cho cuộc sống thêm dễ dàng hơn. Hơn thế nữa tác phẩm này còn cho chúng ta thêm nhiều thông tin, một cách nhìn mới mẻ về tâm lý học.

Tóm tắt và review bởi: Kẻ lười hay viết – Bookademy

 

Hình ảnh: Yến Phương

Leave a comment

Your Name *

Email address *

Message

Please note, comments must be approved before they are published.