“Hãy Cứ Giận Đi”: Cách Để Hiểu Về Cơn Giận

    Tác phẩm Hãy cứ giận đi của tác giả Đức Đạt - Lai Lạt - Ma và Noriyuki Ueda là một trong những cuốn sách self-help về tâm lý học rất được yêu thích vào năm 2019. Cuốn sách chia sẻ những kỹ năng giúp bạn chuyển thể cơn giận thành động lực để cải thiện cuộc sống. Đưa đến cho người đọc những cách để xử lý cảm xúc tiêu cực một cách khéo léo nhưng không kém phần hiệu quả. Tác phẩm này sẽ là một nguồn động lực tuyệt vời để trải qua cuộc sống căng thẳng với nhiều áp lực. Bằng những nội dung đầy sâu sắc và thực tế, tác phẩm này xứng đáng là một trong những cuốn sách self-help vô cùng đáng đọc. Cuốn sách được viết lại từ một buổi phỏng vấn Đức Đạt - lai Lạt - ma của tác giả nổi tiếng người Nhật Noriyuki Ueda. Bài phỏng vấn của ông với Đức Đạt - Lai Lạt - ma cung cấp một cái nhìn sâu sắc để giải đáp câu hỏi “ Phật giáo có thể đáp ứng được các vấn đề của thời đại không ? “

 

 

    1. Tác giả Đức Đạt - Lai Lạt - Ma

         Tenzin Gyatso tên thật là Đức Đạt - Lai Lạt - ma thứ 14, là nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Theo lời tự mô tả, là một tu sĩ đơn giản. Điểm đặc trưng trong lời dạy của Ngài ở những chuyến đi hoằng pháp khắp nơi trên thế giới là tình yêu thương nồng nàn. Ngài chia sẻ các câu hỏi về các vấn đề trong cuộc sống một cách hài hước, hóm hỉnh. Một số cuốn sách khác của ngài có thể kể đến là Hãy có lòng tốt, Sống với thực tại, Con đường trí tuệ và đại bi,...

    1. Cảm nhận cá nhân

            Cuốn sách bắt đầu bằng những bài học của các tác giả và câu chuyện của họ, nhấn mạnh tầm quan trọng và tác hại của nỗi giận trong cuộc sống của mọi người. Tác giả cho rằng, nỗi giận có thể là nguồn cảm hứng để thúc đẩy bạn phát triển bản thân, tuy nhiên nếu không được quản lý tốt cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và cuộc sống của bạn. Chính vì vậy, Hãy Cứ Giận Đi cung cấp cho bạn những bài học kỹ năng để giải quyết và thông cảm với những người bạn quen và tình yêu của bạn, cách giảm stress và cải thiện tâm trạng của mình. Tác giả đã gửi gắm đến chúng ta thông điệp sau sự giận giận dữ không hoàn toàn là những điều xấu xa, tiêu cực, mà sự giận dữ còn đưa đến cho ta nhiều lợi ích trong cuộc sống. Cuốn sách sở hữu cấu trúc rõ ràng với những chương ngắn gọn, ví dụ và bài thực hành cụ thể hỗ trợ bạn đọc áp dụng những kiến thức đã đọc vào cuộc sống hằng ngày. Giận dữ không phải lúc nào cũng xấu, điều này được thể hiện qua các ví dụ cụ thể của tác giả. Thay vì tránh né, ta nên học cách quản lý cơn giận dữ và sử dụng nó một cách linh hoạt và hiệu quả để tiến đến một cuộc sống hạnh phúc, thành công. Tác giả đã giải thích rộng rãi cho độc giả về cách để hình thành giận dữ, bản chất của nó và mối quan hệ của giận dữ với sự khác biệt của cá nhân trong xã hội. Cuốn sách này sẽ thay đổi quan điểm của độc giả về cơn giận dữ và những kiến thức về nó. Tuy nhiên, để áp dụng và thực hành những kỹ năng để đối mặt với cơn giận dữ đòi hỏi thời gian và tư duy cần rèn luyện.

 

             Ngoài ra, cuốn sách cũng sử dụng trực giác và tuệ trí của con người để đưa ra các lời khuyên và cách giải quyết những vấn đề cụ thể mà người đọc đang đối mặt trong cuộc sống. Các tác giả đưa ra những tình huống thực tế, giúp người đọc hình dung thoáng hơn về cách thức giải quyết và xử lý những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những cơn giận nhỏ để sử dụng làm động lực trong cuộc sống, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần của bạn. Với việc kết hợp giữa việc sử dụng trực giác và tài năng của các tác giả, làm thế nào để bạn mở rộng đầu óc và kết nối với những người xung quanh một cách trực tiếp và chân thành, là cuốn sách này đáng để đọc của những ai đang tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để quản lý và khắc phục nỗi giận trong cuộc sống của mình. Đây là một cuốn sách chứa đựng đầy tính nhân văn, đưa đến cho bạn đọc các góc nhìn mới nhưng không kém phần ý nghĩa về cách kiềm chế cảm xúc. Giải thích rõ về mặt tốt, xấu của cơn giận và cách kiểm soát. Những bài học và kinh nghiệm được chia sẻ trong cuốn sách, người đọc có thể tự đào tạo bản thân để trở nên điềm đạm và kiểm soát cảm xúc của mình một cách tốt nhất.

 

             Tác giả đã chứng minh được rằng giải quyết vấn đề giận dữ không chỉ dừng lại ở mức độ cảm xúc mà còn phải dựa trên nền tảng của những kiến thức cơ bản về tâm lý học và kỹ năng xử lý tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Tác giả đã thể hiện được rằng điều quan trọng trong việc kiểm soát giận dữ không chỉ là bình tĩnh, mà còn là khả năng chiến thắng trong trận "đấu tranh" với cảm xúc. Bằng việc giúp người đọc hiểu rõ về giận dữ, tác giả đã mở ra một cánh cửa mới đối với thế giới tình cảm và những giá trị cuộc sống có thể tìm thấy từ những trải nghiệm tiêu cực. 

3. Vượt lên trên nỗi đau

     Theo Phật Giáo, Đức Phật sinh ra là một hoàng tử và được hưởng thụ cuộc sống khoái lạc trong cung điện. Nhưng rồi ngài từ bỏ thế giới rồi sống đời khổ hạnh xa lìa văn minh con người. Đôi khi một số tu sĩ và Phật tử không xác định được nỗi đau thật sự mà họ đang trải qua, bởi họ lầm tưởng trung đạo là ngồi ở giữa, tránh rơi vào cực đoan, không làm bất kì điều gì. Sự đau khổ trong cuộc sống khiến ta nổi giận. Loại giận dữ ấy hướng ta đến lòng trắc ẩn phẫn nộ, giúp ta đưa ra những hành động phù hợp chấm dứt khổ đau. Để thoát khỏi khổ đau ta cần chấm dứt bạo lực, và tìm đến sự bình an. Để loại bỏ khổ đau, thực hành ép xác tu khổ hạnh là không đủ mà việc quan trọng là phải sử dụng sự hiểu biết để tu dưỡng trí tuệ. 

4. Nuôi dưỡng lòng từ bi

    Đức Phật đã dạy về từ bi nhưng nhiều tu sĩ nghiên cứu giáo lý này thường không coi trọng chúng. Họ chỉ dừng lại ở mức độ hiểu biết không thực sự thực hành những gì đã được học. Tác giả cho rằng hệ thống giáo dục hiện tại đang thất bại trong việc tạo ra sản phẩm giáo dục thích đáng mà ở đó coi trọng tình yêu thương. Xã hội được hình thành thông qua hệ thống giáo dục, nhưng hệ thống giáo dục hiện tại lại không chú trọng về những giá trị nhân văn sâu sắc hơn, về tình yêu thương và lòng tốt. Xã hội bị vận hành với quan điểm sai lầm này sẽ dần biến đời sống hời hợt, mà chúng ta sẽ thành những cỗ máy không có tình cảm. Một xã hội dựa trên tiền bạc sẽ trở nên hung hăng mà ở đó những người có quyền lực sẽ bắt nạt và cư xử tàn bạo với người khác. Thực tế cho thấy rằng tình yêu thương và lòng trắc ẩn không có mối liên hệ trực tiếp với tiền bạc.

Chúng không thể tạo ra tiền. Một xã hội mà tiền là ưu tiên hàng hàng đầu thì giá trị đạo đức sẽ không được người ta xem trọng. Trong những xã hội này, những người coi trọng tình cảm và lòng tốt sẽ bị đối xử như một kẻ ngốc. Giận dữ thay cho những người bị đối xử bất công là một sự giận dữ từ bi. Kiểu giận dữ này dẫn đến hành động đúng đắn giúp thay đổi xã hội.

     5. Niềm tin và sự phát triển xã hội

        Trong một cộng đồng được bao bọc bởi tình yêu thương và lòng tốt ngày cả khi họ nghèo về vật chất thì họ vẫn có thể hạnh phúc. Tác giả đã đưa ra ví dụ về nhiều ngôi làng ở Sri Lanka mặc dù rất nghèo nhưng họ vẫn giúp đỡ nhau và cùng nhau chia sẻ cuộc sống, họ sống rất hạnh phúc. Nếu so sánh với thung lũng Silicon ở California nơi có nhiều người giàu sinh sống. Họ có một cuộc sống khá dư giả về vật chất nhưng nhiều người ở đó không thật sự an vui, nhiều người trong tình trạng rất căng thẳng và lo lắng. Của cải và vật chất không đem lại hạnh phúc thực sự. Những người sống với tình yêu và lòng tốt, những người không bị cuốn theo những ham muốn vật chất thì càng nghèo hơn, trong khi những người sống với sự liều lĩnh, xem thường những giá trị đạo đức và theo đuổi lợi ích của bản thân thì ngày càng trở nên giàu có.

      6. Cạnh tranh và giận dữ

           Ngày nay, xã hội hiện đại được dẫn dắt bởi sự cạnh tranh khốc liệt, khiến cho cuộc sống ngày càng khó khăn. Chúng ta luôn mong muốn một xã hội cạnh tranh và những người không ưa sự cạnh tranh này lại càng nhấn mạnh vào mặt tiêu cực của nó. Có hai loại cạnh tranh: một loại là tốt có giá trị, một loại là tiêu cực. Trong loại cạnh tranh tốt có giá trị, chúng ta hướng đến việc hoàn thành một mục tiêu cụ thể và khi nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp nơi người khác thì chúng ta cũng muốn bản thân đạt được điều tương tự. Đó là loại cạnh tranh tích cực. Loại cạnh tranh này cần thiết cho sự phát triển của bản thân. Cạnh tranh tiêu cực là loại cạnh tranh tạo ra lằn ranh " Tôi là người thắng, anh là kẻ thua cuộc". Trong loại cạnh tranh này chúng ta cố gắng gây hại cho đối phương và đặt bản thân mình lên hàng đầu, bằng cách đó chúng ta tạo ra kẻ thù cho chính mình. Ngược lại, tinh thần cạnh tranh tích cực sẽ cho phép chúng ta nâng đỡ người khác, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau tiến đến thành công trong tương lai.

 

      7. Lời kết

          Tóm lại, đây là một cuốn sách đáng để đọc cho những ai đang trau dồi bản thân và cần thêm những kỹ năng để xử lý vấn đề giận dữ. Nó không chỉ giúp cho bạn giải quyết được những rắc rối trong cuộc sống hàng ngày mà còn giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần trong tương lai.

Tóm tắt bởi: Bảo Ngọc - Bookademy

   Hình ảnh: Quỳnh Thanh

 

Leave a comment

Your Name *

Email address *

Message

Please note, comments must be approved before they are published.